Showing posts with label Xã hội. Show all posts
Showing posts with label Xã hội. Show all posts

Wednesday, August 28, 2019

Thiệu Quang mùa lúa chín đẹp nhất trong năm


Nếu bạn có cơ hội đặt chân đến đất Thiệu Quang quê tôi vào tháng 9,10 hàng năm bạn không chỉ bị mê hoặc bởi màu vàng của lúa chín, mà còn say đắm bởi lòng hiếu khách của con người nơi đây.
http://thieuquangquetoi.blogspot.com/2019/08/thieu-quang-mua-lua-chin-dep-nhat-trong.html
Bà con nhân dân cùng nhau thu hoạt lúa
Thiệu Quang là một trong 28 xã của huyện Thiệu Hóa chuyên làm nghề nghề trồng lúa nước truyền thống. Nằm ở hữu ngạn của sông Mã thuộc phía Đông Bắc của huyện Thiệu Hóa. Phía đồng giáp với xã Hoàng Khánh và Hoàng Xuân của huyện Hoàng Hóa. Phía nam giáp với xã Thiệu Thịnh, huyện Thiệu Hóa. Phía tây giáp với xã Thiệu Hợp và xã Thiệu Giang, huyện Thiệu Hóa. Phía Bắc giáp với xã Định Thành, Định Công thuộc huyện Yên Định. Với vị trí địa lý thuận lợi như vậy Thiệu Quang thật sự đẹp hoàn mỹ trong tâm trí của kẻ lữ hành cũng như những người con xa quê hương.
Nếu bạn có ý định muốn trở về quê hương hay ý định thăm quan Thiệu Quang vào mùa lúa chín, thì thời điểm này là khoảng thời gian lý tưởng để bạn bắt đầu khởi hành. Bạn hãy chuẩn bị hành lý, trang bị cho bản thân thật kỹ những dụng vụ cần thiết để tiến hành chuyến thăm quan trãi nghiệm.
Vào tháng 9, đầu tháng 10 là thời điểm bà con nhân dân bắt đầu thu hoạch lúa vụ đông, lúc này lúa đã chín rộ khắp nơi trên cánh đồng Thiệu Quang tràn ngập tiếng cười vui của bà con được mùa bội thu. Ngoài việc thưởng lãm cảnh đẹp, các bạn còn có cơ hội cùng bà con nhân dân nơi đây thưởng thức những món ăn ngon và nét đẹp văn hóa mừng vùa lúa bội thu.
http://thieuquangquetoi.blogspot.com/2019/08/thieu-quang-mua-lua-chin-dep-nhat-trong.html

http://thieuquangquetoi.blogspot.com/2019/08/thieu-quang-mua-lua-chin-dep-nhat-trong.html
Thu hoạch lúa bằng máy gặt đập liên hoàn
Khám phá Thiệu Quang các bạn phải đi ven theo con đường đê, những cung đường uốn lượn bắt đầu từ đầu thôn Chí Cường đi qua thôn Nhân Cao và điểm cuối cùng đến thôn Châu Trướng. Từ những cung đường này ta có thể phóng tầm mắt nhìn quanh cảnh xung quanh xã Thiệu Quang, những cánh đồng màu vàng óng phảng phất mùi thơm đồng lúa chín. Những bãi dâu xanh được trồng để nuôi tằm hay những bãi chăn bò quen thuộc của nhân dân địa phương. Tất cả tạo nên một quang cảnh vùng nông thôn thơ mộng đậm tình nhân dân chất phát.
Thoáng qua mùi thơm của lúa chín, tiếng máy cắt, máy cày, tiếng xe máy chở lúa về nhà thấp thoáng đâu đó tiếng vất vả của bà con nơi đây. Mặc dù vất vả nhưng trong lòng họ vẫn vu, vui vì được vu mùa bội thu.

Cải tạo nhiều rảnh cống thoát nước “lộ thiên” tại thôn Châu Trướng


Được sự quan tâm của cấp ủy, chính quyền xã Thiệu Quang về việc cải tạo và nâng cấp các rãnh cống thoát nước lộ thiên xuống cấp trầm trọng tại thôn Châu Trướng, cho đến nay đã có nhiều rãnh cống thoát nước thải lộ thiên tại thôn Châu Trướng đã được cải tạo, nâng cấp, xử lý.
http://thieuquangquetoi.blogspot.com/2019/08/cai-tao-nhieu-ranh-cong-thoat-nuoc-lo-thien-tai-thon-chau-truong.html
Vật liệu được tập kết để xây dựng cải tạo cống, rảnh thoát nước
Trong những năm trở lại đây tình trạng ô nhiễm môi trường bắt nguồn từ rất nhiều rãnh cống thoát nước lộ thiên tại thôn Châu Trướng đã trở thành vấn đề đáng báo động ở một số xóm khu dân cư trong thôn. Vì vậy cấp ủy, chính quyền địa phương đã huy động nhân dân với phương châm “vì môi trường xanh sạch đẹp” tham gia xây dựng, đóng góp một phần công sức của mình trong việc cải tạo, nâng cấp rãnh cống thoát nước thải trong các xóm của nhân dân. 
http://thieuquangquetoi.blogspot.com/2019/08/cai-tao-nhieu-ranh-cong-thoat-nuoc-lo-thien-tai-thon-chau-truong.html
Bà con nhân dân trong xóm tham gia bàn kế hoạch xây dựng
Việc cải tạo, xử lý rảnh cống thoát nước thải dẫn đến không còn mùi hôi từ cống bốc lên như trước đây, không còn dấu hiệu của ô nhiễm môi trường trên đường lãng, ngõ xóm của nhân dân. Bà Minh (thôn Châu Trướng, xã Thiệu Quang, huyện Thiệu Hóa, tỉnh Thanh Hóa) cảm thấy rất tự hào khi bản thân bà đã đóng góp một phần công sức không nhỏ để cải tạo, xử lý rảnh nước tải, nâng cấp con đường trước gia đình của bà. Niềm mong mỏi bấy lâu nay của nhân dân trong thôn là có một con đường rộng rãi, xanh sạch đẹp, không có mùi hôi khi bước đi trên con đường đó. Dự án cải tạo, cống hóa rãnh thoát nước thải lộ thiên tại thôn Châu trướng đã trở thành hiện thực. Khi triển khai kế hoạch xây dựng thì cả xóm bắt đầu chia nhau mỗi người một nhiệm vụ vì mục tiêu chung “Xây dựng xóm trở thành tâm điểm của thôn”.
http://thieuquangquetoi.blogspot.com/2019/08/cai-tao-nhieu-ranh-cong-thoat-nuoc-lo-thien-tai-thon-chau-truong.html
Bước đầu thi công cải tạo cống, rảnh thoát nước thải
Nhà anh Hà là một trong số gia đình còn chăn nuôi gia súc, gia cầm ở trong thôn. Trước đây, việc chăn nuôi do điều kiện cơ sở vật chất chăn nuôi chật hẹp nên nước thải chăn nuôi của hộ gia đình anh vẫn đổ thẳng ra rãnh thoát nước thải ở phía trước của nhà. Gây ô nhiễm môi trường, chất lượng cuộc sống của gia đình anh và các hộ xung quanh bị ảnh hưởng nghiêm trong. Kể từ khi rãnh, cống thoát nước thải được cống hóa cả xóm, thôn thì cuộc sống của gia đình anh Hà và các hộ dân xung quanh đã trở nên dễ chịu hơn.
Với phương châm “nhân dân cùng nhau xây dựng xóm, làng xanh sạch đẹp”, chỉ sau một tháng thí điểm, ước tính đã có 600m cống được cải tạo làm thay đổi hoàn toàn cuộc sống của bà con trong thôn. Với sự đồng thuận, đồng lòng, nhiệt tình hưởng ứng tham gia của bà nhân dân trong thôn, thôn Châu trướng sẽ triển khai cải tạo hết toàn bộ hệ thống rãnh, cống thoát nước thải đã và đang bị xuống cấp, góp phần xây dựng Chương trình nông thôn mới nâng cao, nông thôn mới kiểu mẫu, tạo môi trường xanh sạch đẹp

Monday, August 26, 2019

Phát triển phong trào thể dục thể thao thôn Châu Trướng

        Chủ tịch Hồ Chí Minh từng dạy “Có sức khỏe thì làm việc gì cũng xong”, nhằm hưởng ứng cuộc vận động “Toàn dân tích cực rèn luyện sức khỏe noi theo gương chủ tịch Hồ Chí Minh”, trong thời gian gần dây phong trào thể dục thể thao ở thôn Châu Trướng, xã Thiệu Quang được phát triển một cách mạnh mẽ, với đa dạng các loại hình tập luyện. Góp phần nâng cao chất lượng sức khỏe của nhân dân, xây dựng lối sống lành mạnh và cải thiện đời sống văn hóa tinh thần của nhân dân thôn Châu Trướng nói riêng và nhân dân xã Thiệu Quang nói chung.
Trong những năm gần đây, khi mà kinh tế - xã hội phát triển mạnh mẽ, đời sống nhân dân của thôn được cải thiện nên nhu cầu về rèn luyện thể dục – thể thao được ngày càng nâng cao. Bên cạnh đó điều kiện cơ sở vật chất của thôn Châu Trướng ngày càng được cải thiện, trung tâm văn hóa thôn được xây dựng khang trang, sân thể thao rộng, tạo điều kiện thuận lợi để nhân dân được vui chơi và luyện tập thể dục thể thao một cách thường xuyên. Việc tập luyện thể dục thể thao đã dần trở thành thói quen hàng ngày của đông đảo người dân trong thôn. Với nhiều môn thể dục thể thao như: Bóng chuyền hơi (dành cho các cụ già), bóng chuyền (dành cho lứa tuổi thanh niên), tập thể dục vào buổi sáng (dành cho các cụ cao tuổi)….Bên cạnh đó còn một số bộ môn thể thao dành cho các cháu niên nhi đồng như đá bóng, đánh cầu lông,…
http://thieuquangquetoi.blogspot.com/2019/08/phat-trien-phong-trao-duc-thao-thon.html
Phong trào thể dục thể thao tại thôn Châu trướng vào mỗi buổi chiều
Ông Đỗ Đức Năng (60 tuổi, thôn Châu Trướng) cho biết: Ngày ngày mặc dù công việc của tôi bận rộn nhưng bản thân tôi luôn cố gắng tập luyện thể dục đều đặn và các buổi chiều trong ngày, tôi hay tham gia bóng chuyền hơi cùng với các ông bà trong câu lạc bộ người cao tuổi trong thôn. Nhờ đó mà sức khỏe của tôi ngày một cải thiện đáng kể và ít bệnh tật hơn”. Việc tập luyện thường xuyên của bà con nhân dân thôn Châu Trướng đã trở thành một nét văn hóa thể dục thể thao phổ biến của thôn. Ngày ngày sau những giờ làm việc mệt nhọc, bà con nhân dân thôn lại tranh thủ thời gian tập trung tập luyện thể dục thể thao, rèn luyện sức khỏe cho bản thân, tiếng cười đùa, tiếng trò chuyện, reo hò đã tạo nên không khí vui tươi của các vận động viên người cao tuổi.
http://thieuquangquetoi.blogspot.com/2019/08/phat-trien-phong-trao-duc-thao-thon.html
Câu lạc bộ bóng chuyền của thanh niên thôn Châu Trướng
          Hiện nay, trên địa bàn thôn Châu Trướng có 3 sân bóng đá, 4 sân bóng chuyền thu hút đông đảo bà con nhân dân tham gia tập luyện, đặc biệt là tầng lớp thanh thiếu niên nhi đồng trong thôn. Cứ mỗi khi các dịp lễ, Tết, các ngày truyền thống của đất nước, cấp ủy – chính quyền thôn Châu Trướng lại tổ chức các giải đấu thể dục thể thao truyền thống trong nhân dân, tạo không khí vui vẻ và nâng cao hiệu quả sản xuất nông nghiệp trong bà con nhân dân.
          Xét về thành tích đạt được trong phong trào phát triển thể dục thể thao tại thôn Châu Trướng, cho đến nay toàn thôn đã có 40% số người dân đã tham gia câu lạc bộ tập luyện thể dục thể thao thường xuyên. Hàng năm, thôn Châu trướng tích cực tuyển chọn, đào tạo, xây dựng các cá nhân có thành tích xuất sắc trong việc thi đấu tập luyện tại địa phương để tạo nguồn xây dựng các đội thi đấu thể dục thể thao ở của xã phục vụ việc thi đấu các giải cấp huyện và cấp tỉnh.

Với những thành quả mà bà con nhân dân thôn Châu Trướng đạt được không những thúc đẩy sự phát triển của phong trào thể dục – thể thao tại thôn mà còn tạo không khí vui tươi, phấn khởi trong đời sống nhân dân. Tạo sân chơi bổ ích, thu hút các hội viên tham gia. Qua đây không ngừng thúc đẩy, nâng cao đời sống tinh thần của người dân, tăng cường sự đoàn kết trong nhân dân.

Saturday, July 15, 2017

Bài Thơ: Thiệu Quang Quê Hương Tôi

Quê hương tôi bên cạnh Ngã Ba Bông 
Tiếng gà gáy sáu huyện nghe tỉnh giấc 
Gần núi Quan Yên,kề bên núi Đọ 
Sông Mã,sông Chu vang vọng đêm hò.

Người quê tôi ra đi khắp mọi miền 
Cầm súng biên cương,xây quê hương mới 
Mùa xuân đến,mùa xuân đi,xuân gọi 
Con cháu về xum họp buổi đầu xuân.

Tiếng trống chèo thúc dục ở đầu thôn
Đêm văn nghệ điện sáng bừng sân khấu 
Cô diễn viên buổi chiều còn cấy lúa 
Má đỏ hồng,tay múa dẻo mềm tơ.

Đêm trăng soi làng như thực,như mơ
Giọng hò trong nối đôi bờ xa cách 
Nhịp chèo khuya rắc vàng trên sóng nước 
Trai,gái yêu nhau...sương rơi đẫm câu thề.

Bờ tre xanh ôm mát rượi triền đê 
Diều vi vút trong chiều hè no gió 
Nay xa xứ lòng tôi luôn tưởng nhớ 
Tiếng hò xưa sông Mã gọi tôi về...

TÁC GIẢ:


Nguyễn Xuân SáuÔng sinh ra trên đất quê hương Thiệu Quang yêu dấu, ông vừa là Nhà thơ, Nhà Nghệ sỹ, Nhà Đạo diễn sân khấu, đồng thời ông cũng là thành viên Hội Nghệ sỹ sân khấu Việt Nam - Phiên dịch tiếng Nga).
Bài thơ này được ông viết năm 1985 và đã được đăng trên nhiều tờ báo của cơ quan TW và địa phương, đăng trong tuyển tập thơ VN viết về Thanh Hóa, đăng ở nước Nga, đăng trong tuyển tập thơ riêng của ông " Nói với mùa xuân " do NXB Văn Học ấn hành năm 2008. Đã được nhạc sỹ Mai Kiên ( Hội viên Hội nhạc sỹ VN) phổ nhạc do ca sỹ Tuyết Nhung thuộc Bộ đội Biên phòng tỉnh Thanh Hóa hát thu vào đĩa video) 
Bài thơ được đọc trong buổi chào mừng Hội đồng hương xã Thiệu Quang, huyện Thiệu Hóa,tỉnh Thanh Hóa tại tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu được thành lập và sẽ họp toàn thể buổi đầu tiên vào ngày 16.7.2017 tại TP Vũng Tàu.

Saturday, May 13, 2017

Hội thi văn nghệ chi hội phụ nữ giỏi xã Thiệu Quang năm 2017

Saturday, April 29, 2017

Chùa Giáng - đất Phật linh thiêng

Chùa Giáng (Tường Vân tự) là một ngôi chùa cổ được xây dựng từ triều vua Trần Duệ Tông (1372-1377), tọa lạc ở chân núi Đốn Sơn (Vĩnh Lộc, tỉnh Thanh Hóa).
Truyền thuyết kể lại rằng, dưới triều vua Lê Duệ Tông, giặc Chiêm Thành đem quân ra cướp phá quấy nhiễu dân cư, triều đình đã phái quan quân đi đánh nhưng không được. Nhà vua cho đó là họa lớn nên thân chinh dẫn quân đi dẹp giặc. Trên đường đi qua địa phận Đốn Sơn, thấy phong cảnh sơn thủy hữu tình bốn bên có núi, sông bao bọc, thật là một khu thắng địa. Đêm hôm đó, vua nằm mộng thấy có một đám mây vàng tựa như dải lụa cứ ẩn hiện trông rất kỳ lạ.
Vua bàng hoàng tỉnh dậy biết mình nằm mộng, đem chuyện kể cho quân tướng nghe, mọi người đều cho là chuyện khác thường, là điểm linh hiển hiện giúp nhà vua trừ giặc. Hôm sau, vua sai quan làm đàn tế tạ trời đất rồi đem quân đi thảo phạt giặc. Hai lần đại chiến một trận, trong lúc thế trận không phân thắng bại, đột nhiên trời đất bỗng tối sầm, mây mù kéo đến, sấm chớp nổi lên làm lay động cả vùng đất. Trong không trung xuất hiện một đám mây vàng tựa như đám mây vua nằm mộng trước đó. Mây chao đảo trước quân giặc, quân Chiêm thấy thế hoảng loạn. Nhà vua thừa thắng thúc quân xông lên đánh cho quân Chiêm tan rã. Khải hoàn trở về, vua mở yến tiệc khao thắng trận, luận công thưởng phạt, sai quần thần về núi Đốn Sơn lễ tạ. Sắc lệnh cho bản dân lập một ngôi chùa nhỏ ở ngay khu vực tế lễ năm xưa, đồng thời đặt tên chùa theo ý nghĩa đám mây mà vua nằm mộng trước đây, đó là Tường Vân tự hay còn có tên là chùa Giáng (Chùa ghi nhớ về điềm mây lành).
Cổng  tam quan chùa Giáng
Qua Tam Quan là đến thế giới linh thiêng nhà Phật, cổng chùa Giáng gồm hai tầng mái với chiều cao 13,7m, hai cầu thang được xây dựng vững chắc. Tầng hai có năm cửa cuốn vòm, cửa giữa cao 3,7m với 8 vòm cuốn cong, tổng cộng có 14 đòn đao theo thứ tự từ thấp lên cao dần, làm tăng vẻ bề thế cho ngôi chùa. Hai cột nanh hình khối vuông xây ốp vào bên hông cổng. Những mảnh chạm khắc ở Tam Quan mang hình rồng mẫu tử, linh thú.
Khóa tu Phật giáo với tuổi trẻ lần VI
Phía sau, lưng chừng núi Đốn Sơn là Phật điện, nhà mẫu, đây là khu chính của chùa. Nhà Phật điện được trùng tu năm Bảo Đại thứ 14, kết cấu kiến trúc theo kiểu chữ Đinh, bao gồm tiền điện 5 gian, thượng điện 2 gian. Nhà tiền điện có 13 pho tượng được tạc bằng gỗ, sơn son, thếp vàng. Tượng được bố trí thành 6 lớp theo trật tự từ ngoài vào trong, từ thấp lên cao. Hàng tượng dưới cùng chính giữa là tượng Thích Ca sơ sinh, bao quanh có 9 rồng uốn khúc châu đầu vào nhau phun nước thơm tắm cho đức Phật…
Tường Vân Tự hay còn có tên là Chùa Giáng
Khuôn viên chùa Giáng được giới hạn bởi cây đa sum suê, cây mít lá xanh đế, gỗ vàng đều mang linh khí của thần, là cây đại hút sinh lực của trời truyền cho đất, cây sung kết trái từng chùm, những rặng tre vươn cao tầm không đức độ, hàng cây thẳng tắp tỏa tán, những bông hoa hồng ngan ngát hương thơm, tất cả tạo nên một thế giới tâm linh. Chùa Giáng với tất cả nét đẹp cổ truyền của văn hóa Việt đã tô thêm cho một vùng địa linh nhân kiệt, là một tiếng gọi về cội nguồn, về bản sắc văn hóa dân tộc.
Với cảnh quan thiên nhiên đẹp, hấp dẫn, kỳ thú, ngày nay chùa là điểm thu hút nhiều khách du lịch trong và ngoài nước đến tham quan, vãn cảnh, thắp hương cầu phật. Do có những giá trị quan trọng của di tích, năm 2009, Bộ VHTTDL đã xếp hạng chùa Giáng là Di tích lịch sử văn hóa cấp quốc gia.
Chùa Giáng được công nhận là di tích văn hóa cấp quốc gia
Ni sư Thích Đàm Hòa – đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh Thanh Hóa các khóa XIII, XIV, XV là người trụ trì ngôi chùa được nhân dân kính trọng, sư thầy sống tốt đạo, đẹp đời, luôn giành phúc đức cho mọi người. Sư thầy là người có công rất lớn để xây dựng tu bổ, tôn tạo ngôi chùa ngày một hoàn thiện và có sức hấp dẫn.
Lớp trẻ bồi dưỡng thêm kiến thức về Phật pháp
Ngoài ra, với tư cách là Phó Ban trị sự Tỉnh Hội Phật giáo Thanh Hóa, ni sư Thích Đàm Hòa đã cùng với Ban chấp hành Tỉnh Hội đẩy mạnh công tác từ thiện có nhiều hiệu quả như đã hỗ trợ tiền cho các đối tượng là các cháu mồ côi cha mẹ, không nơi nương tựa, học sinh nghèo vượt khó, đồng bào bị thiên tai bão lụt và nhất là đối với các bà mẹ Việt Nam anh hùng, xây dựng nhà tình nghĩa cho các gia đình khó khăn ở xã Vĩnh Thành, Vĩnh Hưng, Vĩnh Phúc và một số xã ở huyện Thạch Thành, Yên Định. Từ những việc làm cao cả trên, ni sư Thích Đàm Hòa đã được tặng nhiều bằng khen, giấy khen của TƯGHPGVN; Tỉnh Hội Phật giáo; UBND tỉnh Thanh Hóa, UBMTTQ tỉnh Thanh Hóa, Kỷ niệm chương vì sự nghiệp chữ thập đỏ Việt Nam, Huy chương “Vì sự nghiệp bảo tồn văn hóa dân tộc” của Bộ trưởng Bộ Văn hóa – Thông tin (nay là Bộ VHTTDL); cùng nhiều phần thưởng cao quý khác…