Showing posts with label Tin tức tổng hợp. Show all posts
Showing posts with label Tin tức tổng hợp. Show all posts

Wednesday, August 28, 2019

Cải tạo nhiều rảnh cống thoát nước “lộ thiên” tại thôn Châu Trướng


Được sự quan tâm của cấp ủy, chính quyền xã Thiệu Quang về việc cải tạo và nâng cấp các rãnh cống thoát nước lộ thiên xuống cấp trầm trọng tại thôn Châu Trướng, cho đến nay đã có nhiều rãnh cống thoát nước thải lộ thiên tại thôn Châu Trướng đã được cải tạo, nâng cấp, xử lý.
http://thieuquangquetoi.blogspot.com/2019/08/cai-tao-nhieu-ranh-cong-thoat-nuoc-lo-thien-tai-thon-chau-truong.html
Vật liệu được tập kết để xây dựng cải tạo cống, rảnh thoát nước
Trong những năm trở lại đây tình trạng ô nhiễm môi trường bắt nguồn từ rất nhiều rãnh cống thoát nước lộ thiên tại thôn Châu Trướng đã trở thành vấn đề đáng báo động ở một số xóm khu dân cư trong thôn. Vì vậy cấp ủy, chính quyền địa phương đã huy động nhân dân với phương châm “vì môi trường xanh sạch đẹp” tham gia xây dựng, đóng góp một phần công sức của mình trong việc cải tạo, nâng cấp rãnh cống thoát nước thải trong các xóm của nhân dân. 
http://thieuquangquetoi.blogspot.com/2019/08/cai-tao-nhieu-ranh-cong-thoat-nuoc-lo-thien-tai-thon-chau-truong.html
Bà con nhân dân trong xóm tham gia bàn kế hoạch xây dựng
Việc cải tạo, xử lý rảnh cống thoát nước thải dẫn đến không còn mùi hôi từ cống bốc lên như trước đây, không còn dấu hiệu của ô nhiễm môi trường trên đường lãng, ngõ xóm của nhân dân. Bà Minh (thôn Châu Trướng, xã Thiệu Quang, huyện Thiệu Hóa, tỉnh Thanh Hóa) cảm thấy rất tự hào khi bản thân bà đã đóng góp một phần công sức không nhỏ để cải tạo, xử lý rảnh nước tải, nâng cấp con đường trước gia đình của bà. Niềm mong mỏi bấy lâu nay của nhân dân trong thôn là có một con đường rộng rãi, xanh sạch đẹp, không có mùi hôi khi bước đi trên con đường đó. Dự án cải tạo, cống hóa rãnh thoát nước thải lộ thiên tại thôn Châu trướng đã trở thành hiện thực. Khi triển khai kế hoạch xây dựng thì cả xóm bắt đầu chia nhau mỗi người một nhiệm vụ vì mục tiêu chung “Xây dựng xóm trở thành tâm điểm của thôn”.
http://thieuquangquetoi.blogspot.com/2019/08/cai-tao-nhieu-ranh-cong-thoat-nuoc-lo-thien-tai-thon-chau-truong.html
Bước đầu thi công cải tạo cống, rảnh thoát nước thải
Nhà anh Hà là một trong số gia đình còn chăn nuôi gia súc, gia cầm ở trong thôn. Trước đây, việc chăn nuôi do điều kiện cơ sở vật chất chăn nuôi chật hẹp nên nước thải chăn nuôi của hộ gia đình anh vẫn đổ thẳng ra rãnh thoát nước thải ở phía trước của nhà. Gây ô nhiễm môi trường, chất lượng cuộc sống của gia đình anh và các hộ xung quanh bị ảnh hưởng nghiêm trong. Kể từ khi rãnh, cống thoát nước thải được cống hóa cả xóm, thôn thì cuộc sống của gia đình anh Hà và các hộ dân xung quanh đã trở nên dễ chịu hơn.
Với phương châm “nhân dân cùng nhau xây dựng xóm, làng xanh sạch đẹp”, chỉ sau một tháng thí điểm, ước tính đã có 600m cống được cải tạo làm thay đổi hoàn toàn cuộc sống của bà con trong thôn. Với sự đồng thuận, đồng lòng, nhiệt tình hưởng ứng tham gia của bà nhân dân trong thôn, thôn Châu trướng sẽ triển khai cải tạo hết toàn bộ hệ thống rãnh, cống thoát nước thải đã và đang bị xuống cấp, góp phần xây dựng Chương trình nông thôn mới nâng cao, nông thôn mới kiểu mẫu, tạo môi trường xanh sạch đẹp

Monday, August 26, 2019

Phát triển phong trào thể dục thể thao thôn Châu Trướng

        Chủ tịch Hồ Chí Minh từng dạy “Có sức khỏe thì làm việc gì cũng xong”, nhằm hưởng ứng cuộc vận động “Toàn dân tích cực rèn luyện sức khỏe noi theo gương chủ tịch Hồ Chí Minh”, trong thời gian gần dây phong trào thể dục thể thao ở thôn Châu Trướng, xã Thiệu Quang được phát triển một cách mạnh mẽ, với đa dạng các loại hình tập luyện. Góp phần nâng cao chất lượng sức khỏe của nhân dân, xây dựng lối sống lành mạnh và cải thiện đời sống văn hóa tinh thần của nhân dân thôn Châu Trướng nói riêng và nhân dân xã Thiệu Quang nói chung.
Trong những năm gần đây, khi mà kinh tế - xã hội phát triển mạnh mẽ, đời sống nhân dân của thôn được cải thiện nên nhu cầu về rèn luyện thể dục – thể thao được ngày càng nâng cao. Bên cạnh đó điều kiện cơ sở vật chất của thôn Châu Trướng ngày càng được cải thiện, trung tâm văn hóa thôn được xây dựng khang trang, sân thể thao rộng, tạo điều kiện thuận lợi để nhân dân được vui chơi và luyện tập thể dục thể thao một cách thường xuyên. Việc tập luyện thể dục thể thao đã dần trở thành thói quen hàng ngày của đông đảo người dân trong thôn. Với nhiều môn thể dục thể thao như: Bóng chuyền hơi (dành cho các cụ già), bóng chuyền (dành cho lứa tuổi thanh niên), tập thể dục vào buổi sáng (dành cho các cụ cao tuổi)….Bên cạnh đó còn một số bộ môn thể thao dành cho các cháu niên nhi đồng như đá bóng, đánh cầu lông,…
http://thieuquangquetoi.blogspot.com/2019/08/phat-trien-phong-trao-duc-thao-thon.html
Phong trào thể dục thể thao tại thôn Châu trướng vào mỗi buổi chiều
Ông Đỗ Đức Năng (60 tuổi, thôn Châu Trướng) cho biết: Ngày ngày mặc dù công việc của tôi bận rộn nhưng bản thân tôi luôn cố gắng tập luyện thể dục đều đặn và các buổi chiều trong ngày, tôi hay tham gia bóng chuyền hơi cùng với các ông bà trong câu lạc bộ người cao tuổi trong thôn. Nhờ đó mà sức khỏe của tôi ngày một cải thiện đáng kể và ít bệnh tật hơn”. Việc tập luyện thường xuyên của bà con nhân dân thôn Châu Trướng đã trở thành một nét văn hóa thể dục thể thao phổ biến của thôn. Ngày ngày sau những giờ làm việc mệt nhọc, bà con nhân dân thôn lại tranh thủ thời gian tập trung tập luyện thể dục thể thao, rèn luyện sức khỏe cho bản thân, tiếng cười đùa, tiếng trò chuyện, reo hò đã tạo nên không khí vui tươi của các vận động viên người cao tuổi.
http://thieuquangquetoi.blogspot.com/2019/08/phat-trien-phong-trao-duc-thao-thon.html
Câu lạc bộ bóng chuyền của thanh niên thôn Châu Trướng
          Hiện nay, trên địa bàn thôn Châu Trướng có 3 sân bóng đá, 4 sân bóng chuyền thu hút đông đảo bà con nhân dân tham gia tập luyện, đặc biệt là tầng lớp thanh thiếu niên nhi đồng trong thôn. Cứ mỗi khi các dịp lễ, Tết, các ngày truyền thống của đất nước, cấp ủy – chính quyền thôn Châu Trướng lại tổ chức các giải đấu thể dục thể thao truyền thống trong nhân dân, tạo không khí vui vẻ và nâng cao hiệu quả sản xuất nông nghiệp trong bà con nhân dân.
          Xét về thành tích đạt được trong phong trào phát triển thể dục thể thao tại thôn Châu Trướng, cho đến nay toàn thôn đã có 40% số người dân đã tham gia câu lạc bộ tập luyện thể dục thể thao thường xuyên. Hàng năm, thôn Châu trướng tích cực tuyển chọn, đào tạo, xây dựng các cá nhân có thành tích xuất sắc trong việc thi đấu tập luyện tại địa phương để tạo nguồn xây dựng các đội thi đấu thể dục thể thao ở của xã phục vụ việc thi đấu các giải cấp huyện và cấp tỉnh.

Với những thành quả mà bà con nhân dân thôn Châu Trướng đạt được không những thúc đẩy sự phát triển của phong trào thể dục – thể thao tại thôn mà còn tạo không khí vui tươi, phấn khởi trong đời sống nhân dân. Tạo sân chơi bổ ích, thu hút các hội viên tham gia. Qua đây không ngừng thúc đẩy, nâng cao đời sống tinh thần của người dân, tăng cường sự đoàn kết trong nhân dân.

Thursday, April 27, 2017

Văn nghệ chào mừng ngày 8/3 của hội phụ nữ xã Thiệu Quang

( Thiệu Quang Quê Tôi ) - Chào mừng ngày 8/3 xã Thiệu Quang long trọng tổ thức hội thi văn hóa văn nghệ của xã kỷ niệm 107 năm thành lập ngày quốc tế phụ nữ nhằm tôn vinh các chị em phụ nữ trong thời kỳ mới.

Mở đầu chương trình lễ kỷ niệm là màn biểu diễn văn nghệ của chi hội phụ nữ xã Thiệu Quang với ca khúc "Lúa Mùa Duyên Thắm" cùng những bộ áo dài truyền thống đầy sắc và những chiếc nón quay thao, các chị trong Đoàn văn nghệ của xã đã đem lại cho Hội trường màn biểu diễn đặc sắc và đầy ấn tượng.


Các bạn có thể xem những video đặc sắc khác ở phia dưới.



Wednesday, April 26, 2017

Những sự thật kinh hoàng về Đình, Chùa, Miếu của xã Thiệu Quang

(Thiệu Quang Quê Tôi) - Ngày nay, xã hội hiện đại càng phát triển đời sống vật chất của con người càng được nâng cao, không những trong sinh hoạt đời sống vật chất mà còn trong sinh hoạt tinh thần của người dân cũng được cải thiện. Sự phát triển đó đã kéo theo nhiều lợi ích tinh thần khác của người dân được thay đổi trong đó có những phong tục tập quán và tín ngưỡng tâm linh phát triển một cách mạnh mẽ. Trở về những thập niên về trước khi mà cuộc sống của người dân cả nước còn khổ cực, do còn chịu hậu quả nhiều từ hai cuộc chiến tranh thì việc phát triển văn hóa tâm linh còn hạn chế rất nhiều, và nhất là với người dân xã Thiệu Quang trong thời điểm đó cũng vậy, cuộc sống còn gặp nhiều khó khăn, cơm ăn không đủ no, áo mặc bị thiếu thốn cho nên việc lập ra các ngôi đình, các chùa, miếu thờ thật sự là điều rất hiếm thấy.  Bên cạnh đó còn một số ngôi đình làng, chùa, miếu khác đã được xây dựng từ lâu đời nhưng do không được dân ta không bảo vệ giữ gìn bởi vậy những ngôi đình, chùa, miếu này đã bị phá hủy và không còn tồn tại cho đến bây giờ.
Nhưng rồi trong những năm gần đây việc tái tạo và tu bổ lại các đình làng, chùa, các miếu thờ lại được nhân dân coi trọng và ngày càng phát triển mạnh mẽ hơn không những tại địa bàn của xã mà còn rất nhiều nơi trên nước. Những công trình này đã và đang được tái tạo lại để đáp ứng được những nhu cầu tín ngưỡng của người dân địa phương cũng như của những người dân khác khi đặt chân đến địa phương mình. Điều này có nghĩa rằng văn hóa đời sống tâm linh của nhân dân ta ngày càng phát triển và có tính thiêng liêng cao quý.
Những sự thật kinh hoàng về Đình, Chùa, Miếu của xã Thiệu Quang
Hình ảnh mang tính minh họa
Nhắc gợi nhớ đến những câu chuyện ma có thật, những vấn đề tín ngưỡng thế giới tâm linh tại các ngôi đình làng, chùa, các miếu ở địa phương thì tôi có được nghe  kể rất nhiều về những câu chuyện ma, những sự tích tâm linh có thật từ những cụ già tuổi ở trong làng và có thể nói là thật sự ghê sợ nếu như bản thân tôi không thật sự tỉnh táo. Bên cạnh đó còn rất nhiều những câu truyện truyền miệng khác của người dân địa phương trong làng kể về những sự tích đó, chính những điều đó đã làm tôi thấy cảm thấy tò mò và bắt đầu đi tìm hiểu về những điều mà tôi bắt đầu chia sẻ sau đây. Nhà tôi nằm ở địa phận làng Châu Trướng, ngày xưa khi tôi đang còn nhỏ, trong tiềm thức của tôi vẫn chưa hề biết những điều gì về những hình ảnh tâm linh hay kể cả những chuyện ma có thật trong lời kể của mẹ, thế rồi bản thân tôi lớn lên từng ngày,  tôi bắt đầu tiếp xúc với những vấn đề đó và bắt đầu tìm hiểu sâu một chút về thế giới tâm linh ở địa phương, qua thời gian tôi tìm hiểu và chiêm nghiệm rằng đó là những điều mà trước đó tôi đã được nghe kể thật sự là có thật, không những đó là những câu truyện truyền thuyết dân gian mà nó là sự thật hiển nhiên và chúng đang sống chung và đan xen với cuộc sống hiện tại của mỗi chúng ta. Điều tôi sắp nói tới đây có lẽ đã hé lộ một chút gì đó rồi, đó chính là những địa điểm tâm linh ở những ngôi đình, chùa, miếu của của xã và cũng có thể nói rằng đây là những địa điểm linh thiêng vô hình buộc chúng ta nên để ý một chút khi đến những nơi này. 
Thiệu Quang không phải là đất có nền văn hóa tâm linh thật sự nổi trội, có nhiều đình, chùa, miếu thờ nhưng đa phần là do phong tục sinh hoạt đời sống văn hóa tâm linh lâu đời của người dân mà hình thành lên nó. Trên những cơ sở đó tôi sẽ nếu ra một số địa điểm và tôi biết và đương nhiên những người đọc bài này của tôi cũng biết điều đó. Một số ngôi đình làng lớn của xã Thiệu Quang thì tôi xin kể đến đó là đình làng văn hóa Châu Trướng và đình làng của làng văn hóa Chí Cường đây được xem là những ngôi đình linh thiêng nhất của làng, còn với địa bàn hành chính làng Nhân Cao cũng có đình làng văn hóa Nhân Cao nhưng do qua sự tìm hiểu của tôi thì tôi thấy tại đây văn hóa sinh hoạt tâm linh hầu như là ít bởi thế nên tôi không liệt kê vào trong danh sách này. Với chùa thì hiện nay xã Thiệu Quang chưa có một ngôi chùa nào lớn đa phần chỉ là sự tái tạo nhỏ của người dân về lịch sử mảnh đất về trước của những ngôi chùa đó mà xây dựng thành. Còn với các miếu thờ thì sao? một số miếu thờ tôi cũng chỉ biết và nghe qua lời kể của một số cụ trong làng và cũng chỉ đưa ra được một số miếu thời thiêng nhất mà tôi đã từng biết đó là miếu thờ gần địa điểm Trạm bơm nước của làng Châu Trướng và một số miếu thờ nằm ven đê giáp với đê con sông Mã, nhất là miếu thờ nằm ngay trên đường đi xuống bến đò Vàng (nằm ở đâu làng Nhân Cao) và một số miếu thờ nhỏ ở chạy dọc ở ven đê sông Mã của làng Chí Cường cũng rất linh thiêng. Tôi nghĩ sẽ còn rất nhiều ngôi Miếu nữa mà tôi chưa được biết và cũng chắc chắn cũng rất thiêng liêng nếu như văn hoa sinh hoạt tâm linh của dân ta thật sự có hiệu quả.
Thật sự mà nói thủa xưa khi mà các đình làng, các miếu thờ này chưa được tu bổ, chưa được xây dựng nhiều như bây giờ thì vấn đề linh thiêng của những ngôi đình, chùa, miếu này chưa bị tác động mãnh mẽ (hay còn gọi là ít linh thiêng ) nhưng cho đến nay cuộc sống nhân dân ta được nâng cao, đời sống tinh thần được cải thiện nhân dân địa phương đã tiến hành tu bổ, xây dựng, cải tạo, nâng cấp các đình làng và các miếu này, chính điều này đã tạo nên hiện tượng tâm linh thần bí và mong“Các Ngài về và phù hộ độ trì cho chúng sinh”. Và ở tại những địa điểm đó khi mà các Ngài về mọi việc làm sinh hoạt hàng ngày của nhân dân ta có thể làm ảnh hưởng đến sự “Ngự trị” của các Ngài và có thể gây nên tai họa cho dân ta nếu không biết kiêng kỵ. Hay nói một cách nôm na chúng ta phải nghĩ đến các Ngài vô hình thiêng ngăn cản hoặc làm gián đoạn hoạt động của dân ta nếu ta không trình báo cho Ngài.
Những sự thật kinh hoàng về Đình, Chùa, Miếu của xã Thiệu Quang
Hình ảnh mang tính minh họa
Các bạn có tin rằng là người trần thế nào thì người thế giới âm như vậy không? cũng như trên trần gian có các quan trần, sự quản lý của nhà nước ở thì dưới âm giới có các quan âm giới và sự quản lý của họ đời thực thế nào thì âm giới như vậy cũng như câu “thế giới hiện thực thế của diễn ra thế nào thì thế giới tâm linh của họ cũng như vậy” đấy là quan điểm của bản thân mình cũng như nhiều quan điểm khác của người dân địa phương đều khẳng định chung một quan điểm đó. Bởi vậy nên mọi thứ thực hư của thế giới bên kia là hoàn toàn có thật và tồn tại song song với cuộc sống của chúng ta. Một vấn đề khác mà mình muốn đề cập ở đây đó là đa số những ngôi đình làng, chùa và miếu ngày xưa phần lớn là do bị đập phá hoặc do phá hủy nhiều là do việc thực hiện đường lối chủ trương của nước ta trong việc xây dựng và đổi mới của đất nước đa phần số này không được tu bổ lại cũng như làm mất mát nhiều di tích của đình và các miếu cũng như các dụng cụ thờ cúng ngày xưa. Bên cạnh đó một số nơi dưới sự quản lý của nhà nước, nhà nước có thể thu hồi những mảnh đất của đình của miếu đã bị phá rồi và làm nơi ở của người dân mà không hề hay biết. Nhưng họ có biết rằng khi họ ăn ở sinh sống ở đó vô hình chung họ không hề hay biết rằng việc sống trên đất của đình của miếu là đã phạm đến đất của các Ngài, của các Thánh mà chưa có sự cho phép của các Ngài, và đến lúc nào đấy thời gian phù hợp lúc này các Ngài sẽ về răn đe và đòi nợ người trần thế chúng ta và sẵn sàng trừng phạt con người chúng ta bất cứ khi nào. 
Những sự thật kinh hoàng về Đình, Chùa, Miếu của xã Thiệu Quang
Hình ảnh mang tính minh họa
Nghe có vẻ hơi kỳ lạ và có chút gì đó thật hoang tưởng nhỉ, nhưng đó là điều sự thật sự hiển nhiên không hoang đường, hư ảo chút nào. Qua cuộc sống mình cũng đã chiêm nghiệm được điều đó, rất nhiều chuyện phản ánh đúng hiện tượng này, có như vậy mình mới đúc kết được kinh nghiệm và để chia sẻ cho mọi người biết thêm về những sự thật rừng rợn này. Xét cho cùng khi con người đã đụng chạm đến phạm vi của các Ngài là chúng ta vô hình mang trọng trách tội trạng trong người và sẽ được các Ngài đến đòi nợ bất cứ khi nào có thể, bởi thế lúc trước thế hệ của các cụ già trong làng, các ông đi trước có những người tham gia vào việc phá hủy, tháo dở các công trình về đình , chùa, miếu thờ thì đều bị mất sớm hoặc gia đình của các cụ có thể chịu hậu quả lâu dài về sau do sự trừng phạt và đòi nợ của các Ngài Thành hoàng làng (ở đây chúng ta có thể hiểu rằng đó là sự đền tội lại những việc đã làm trước đó). Theo quan điểm của Phật giáo thì việc sống cũng như chết đi, hay gặp phải họa nạn, tai nạn những điều đó đều là số trời đã quy định sẵn cho con người và con người phải trãi qua để trả tiếp nợ nần trong tiền kiếp và không ai có thể thay đổi được số phận đó. Việc con người gây ra nhiều tội lỗi ở kiếp người này thì đó là hậu quả của kiếp trước gây ra nhiều điều oan trái, không tu đến nơi đến trốn, không chịu khó tu hành giác ngộ, khi không trả hết cái nợ của duyên kiếp trước cho đến kiếp này chính bản thân họ phải trãi qua để tiếp tục trả hết duyên nợ mà số trời đã chứng phận.
Những điều trên đây mình vừa mới nói tới một số khía cạnh nhỏ của việc xâm phạm đến địa phân, danh giới của các Ngài Thành hoàng làng tại các đình làng và các miếu thờ, không những là hành động phá hủy không đâu mà với những người có dã tâm tham lam, bất chính khi đã lấy của đình của chùa, miếu thì họ cũng phải chịu kết quả tượng tự. Họ cứ nghĩ rằng việc họ làm đó là cái miễn phí, cái trời cho và sẽ không ai biết nhưng có ai ngờ đâu việc nào người trần chúng ta làm đều bị các Ngài biết hết từ những việc nhỏ nhất. Có người trẻ tuổi vì lòng tham lấy của đền của chùa đem bán hay đem về làm đồ sử dụng của gia đình thì đều bị bệnh ung thư  và mất sớm, cũng có người gia đình gặp nhiều khó khăn mà lấy thì đều bị các Ngài trừng phạt gieo họa nào thì bị ác báo quả đấy, cuộc sống đã khổ nay càng khổ hơn, cuộc sống càng lâm vào cảnh trăm đường khổ đau không tìm ra lối thoát. Nói như vậy thôi chắc mọi người đã hiểu những vấn đề sâu sa đó. Những vấn đề mang tính thiêng liêng của thế giới tâm linh của thế giới huyền bí mà cho đến nay con người chưa thể giải thích nổi sự huyền bí đó, đó cũng là sức mạnh, là niềm tin và cũng là nỗi đau của nhiều người khi vi phạm tam giới địa âm.

Những sự thật kinh hoàng về Đình, Chùa, Miếu của xã Thiệu Quang
Hình ảnh mang tính minh họa
Cho đến nay mặc dù các đình chùa, miếu thờ của các làng bị phá hủy nhiều nhưng hiện tại đã được tu bổ lại để đáp ứng nền văn hóa tâm linh của dân ta bởi lẽ vì nhiều hiện tượng thần bí diễn ra một cách khách quan đã tác động mạnh đến tâm lý của người dân, nên mọi người cũng đã có nhận thức sâu sắc hơn về những vấn đề này. Với địa bàn xã Thiệu Quang hiện nay việc xây dụng tô bổ lại các đình, các miếu làng đã được cải tổ một cách mạnh mẽ và đồng bộ nhằm đáp ứng nhiều hơn cho đời sống tâm linh của người dân, bên cạnh đó dân ta còn chịu trách nhiệm thờ cúng các Ngài Thanh hoàng làng, cũng như các miếu thờ để các Ngài có thể ngự trị ở đó thuận lợi hơn, qua đó với sự che trở của các Ngài thì đời sống của nhân dân được ấm no, phù hộ cho họ sức khỏe, phù hộ cho họ làm ăn gặp may mắn trong cuộc sống. Đây thật sự là nền văn hóa tâm linh đáng quý của nhân dân địa phương. Theo tục lệ của dân làng thì cứ đến mùng một và rằm (ngày 15 hàng tháng thì người dân địa phương sẽ ra đình và miếu để dâng lễ lên các Ngài và làm thủ tục cúng dâng lên các Ngài như một lễ nghi cầu tiến để được sự giúp đỡ của Ngài). Nếu xét về vấn đề tâm linh cũng như câu nói “phú quý sinh lễ nghĩa” thì việc nghi lễ ngày càng nhiều thì việc dụ dỗ những linh hồn, vong hồn đói khát ở nhiều nơi cũng tìm đến nơi đình, chùa, miếu để xin ăn và chúng chỉ ở xung quanh bên ngoài của đình, miếu, chùa đó. Chúng tiềm tàng, ẩn hình khi mà cực dương của con người đẩy mạnh cực âm, và khi cực âm của chúng đẩy mạnh cực dương thì đó chính là lúc mà những thứ kỳ lạ đó hoạt động và nếu như một người nào đó đi qua đó vào thời gian đó sẽ có thể bắt gặp những điều đó diễn ra. Điều này có thể cho người đó sợ sệt hoặc k sợ sệt nhưng nhìn chung chúng ta không nên ra đường vào lúc cực âm đẩy cực dương mạnh mẽ và đó chính là lúc linh hồn, vong hồn hoạt động mạnh. Rất có thể sẽ có một người nào đó yếu bóng vía vô tình chạm nó sẽ có thể mất vía vì điều kỳ lạ đó mang đi. Ngày nay những hiện tượng về sự hiện diện của vong hồn theo khoa học hiện đại cũng đã phải công nhận mặc dù chưa thể chứng minh được điều đó. 
Những sự thật kinh hoàng về Đình, Chùa, Miếu của xã Thiệu Quang
Hình ảnh mang tính minh họa
Chúng ta sống ở thời điểm này, là một người hiện đại sống theo phong cách hiện đại phải biết cách sống hòa hợp với thế giới âm dương, không những tôn trọng những quy luật trên trần tốt và cần phải tôn trọng những quy luật của giới âm, chính vì thế dù chúng ta có đi đến đâu chăng nữa khi đặt chân tới những địa điểm ngôi đình làng, chùa , hay miếu thờ thì đều phải lưu ý với bản thân: đừng tự ý làm nhé các bạn; đừng tự ý làm điều gì khi mà không có sự cho phép của các Ngài cũng như những người được giao trọng trách quản lý ở đó, đừng lấy đi thứ gì nếu không có sự cho phép mặc dù các bạn thấy nó thật sự đẹp mắt, giả sử rằng dù các bạn đã chót lấy đi nhưng lúc nếu có tâm trả lại thì vẫn phải mang tội dù đó là tội nhỏ. Hãy nâng cao tính kiêng kỵ, tính thiêng liêng của thế giới tâm linh ở những nơi này, đồng thời các bạn cũng không nên qua những chỗ này vào các thời điểm từ 12h đêm trở đi, đây là lúc cực dương của chúng ta yếu đi mạnh mẽ bị cực âm đẩy mạnh nhất nếu vô tình qua đây các bạn có thể sẽ gánh hậu quả cho bản thân đây. Hi vọng qua bài viết chia sẻ này mọi người sẽ được nhìn nhận cách khách quan hơn về tính tâm linh của thế giới tâm linh một thế giới đang tác động chi phối âm thầm đến đời sống và tinh thần của chúng ta.

Các bạn có thể đọc thêm một số bài viết hay khác ở phía dưới

Nguồn: Du Trần 

Thursday, April 13, 2017

Không thi tốt nghiệp THPT được áp dụng từ năm 2018

(Thiệu Quang Quê Tôi ) - Mới đây theo dự thảo chương trình giáo dục phổ thông mới sẽ áp dụng năm 2018, điều kiện xét tốt nghiệp THPT chỉ cần học sinh học đủ số môn và không phải thi tốt nghiệp như các năm trước.
Quy định về việc xét tốt nghiệp THPT là một điểm mới đáng chú ý nhất trong dự thảo chương trình giáo dục phổ thông mới lần này.
Không thi tốt nghiệp THPT từ năm 2018
Học sinh không phải thi tốt nghiệp từ năm 2018
Dự thảo chương trình giáo dục phổ thông công bố lần này nêu ra 3 hình thức đánh giá:
  • Hình thức thứ nhất: Đánh giá thường xuyên do giáo viên phụ trách môn học tổ chức thực hiện dựa trên kết quả đánh giá của giáo viên, phụ huynh, bản thân học sinh và của các học sinh khác trong tổ, trong lớp.
  • Hình thức thứ hai: Đánh giá định kỳ do cơ sở giáo dục tổ chức thực hiện. Học sinh hoàn thành các môn học, tích lũy đủ kết quả đánh giá theo quy định của Bộ GD&ĐT được cấp bằng tốt nghiệp.
  • Hình thức thứ ba: đánh giá trên diện rộng ở cấp quốc gia, cấp địa phương, do tổ chức kiểm định chất lượng cấp quốc gia hoặc cấp tỉnh, thành phố trực thuộc T.Ư tổ chức để phục vụ công tác quản lý các hoạt động dạy học, phát triển chương trình và nâng cao chất lượng giáo dục.
Theo đó, từ năm 2018, để được cấp bằng tốt nghiệp THPT, học sinh không phải trải qua kỳ thi THPT quốc gia như hiện nay mà việc xét tốt nghiệp sẽ phụ thuộc vào việc đánh giá định kỳ do chính trường THPT tổ chức thực hiện.
Trả lời báo chí, GS Nguyễn Minh Thuyết, Tổng chủ biên chương trình giáo dục phổ thông mới tiết lộ, lãnh đạo Bộ GD&ĐT đã phân công Vụ Giáo dục trung học chủ trì, phối hợp với Cục Khảo thí và Kiểm định chất lượng giáo dục, Ban Phát triển chương trình nghiên cứu, đề xuất lộ trình đổi mới đánh giá kết quả giáo dục và xét tốt nghiệp khi cấp THPT triển khai chương trình mới.
Dự thảo chương trình giáo dục phổ thông mới được công bố lần này để lấy tham khảo ý kiến rộng rãi trong xã hội. Sau đó, Bộ GD&ĐT sẽ tiếp thu ý kiến và công bố chương trình giáo dục phổ thông mới chính thức và áp dụng từ năm học 2018 - 2019.

Các bạn có thể đọc một số bài viết hay khác ở phía dưới.




Thursday, March 30, 2017

Màn biểu diễn đặc sắc của các bé trường Mầm non xã Thiệu Quang năm 2017

Màn biểu diễn đặc sắc của các bé trường Mầm non xã Thiệu quang trong năm 2017. 


Các bạn có thể xem thêm những video đặc sắc khác ở dưới




Saturday, March 25, 2017

Chiến sĩ Trần Văn Hùng nhặt được hơn 8 triệu đống trả người bị mất

(Thiệu Quang Quê Tôi) - Đó là hành động trung thực, nhân văn của Trần Văn Hùng, binh nhất Đại đội 1, Tiểu đoàn 4, Trung đoàn 335, Sư đoàn 324, Quân khu 4.
Vào 18h30' chiều 10/11, sau bữa tối, Hùng (con trai gia đình ông Trần Văn Long, Thôn 2 xã Thiệu Quang) đi giặt quần áo. Vừa bước vào nhà tắm, Hùng nhặt được một chiếc ví trên thành giếng, trong ví có 8.400.000 đồng và nhiều giấy tờ tùy thân quan trọng mang tên Cao Văn Tuất, quê ở Thị trấn Hưng Nguyên, huyện Hưng Nguyên, Nghệ An.
Lúc này Hùng nghĩ, chiếc ví có thể của công nhân đang xây dựng doanh trại cho đơn vị. Hùng chạy vào chỗ nghỉ của công nhân để tìm người đánh mất nhưng các công nhân đang đi ăn cơm tối nên không gặp. Hùng liền quay về báo cáo với chỉ huy đại đội. Sau đó, chỉ huy đại đội đưa chiếc ví bàn giao cho Tiểu đoàn để thông báo trên hệ thống truyền thanh nội bộ.
Đến 19h30’ cùng ngày, anh Cao Văn Tuất đã lên gặp chỉ huy đơn vị và xin nhận lại chiếc ví của mình.
Chiến sĩ Trần Văn Hùng nhặt được hơn 8 triệu đống trả người bị mất
Chiến sĩ Trần Văn Hùng đang trả lại đồ cho người bị mất
Binh nhất Trần Văn Hùng chia sẻ: “Không phải tiền của mình thì không nên lấy. Trong ví có hoá đơn mua vật liệu xây dựng nên em nghĩ đây là ví của các anh công nhân xây dựng. Bố mẹ em làm ruộng nhưng mỗi lúc nông nhàn cũng tranh thủ đi làm công nhân xây dựng. Công nhân kiếm được đồng tiền về nuôi vợ con vất vả lắm nên lúc đó em chỉ mong sớm tìm người đánh mất để trả lại”.
Qua tìm hiểu đươc biết, binh nhất Trần Văn Hùng quê ở xã Thiệu Quang, huyện Thiệu Hoá, tỉnh Thanh Hoá. Sinh năm 1996, Hùng nhập ngũ từ tháng 2/ 2016.
Sau khi nhận lại chiếc ví, anh Cao Văn Tuất không giấu được sự xúc động: “Vui lắm chú ạ. Các chú bộ đội tốt quá. Tôi không nghĩ là mình sẽ tìm lại được chiếc ví đâu. Cảm ơn cán bộ, chiến sỹ rất nhiều. Đây là số tiền tôi vừa mượn về để chuẩn bị mua vật liệu và tiền ăn cho anh em công nhân. Không tìm lại được chiếc ví tôi không biết xoay đâu ra để bù số tiền đó nữa”.
Đồng chí Trung uý Lê Quang Mạnh, Chính trị viên Đại đội 1, Tiểu đoàn 4 tự hào cho biết: “Đồng chí Hùng là một chiến sỹ thật thà, chất phác, trong học tập, công tác không ngại khó khăn gian khổ, chấp hành nghiêm kỷ luật quân đội, luôn hoàn thành tốt mọi nhiệm vụ được giao, sống hoà đồng với mọi người và hay giúp đỡ đồng chí đồng đội. Binh nhất Trần Văn Hùng là một tấm gương sáng xứng đáng để chúng ta học tập”.

Các bạn có thể đọc thêm những bài viết hay ở dưới.



Cô và trò trường Mầm non xã Thiệu Quang trong hội thi Bé khỏe mầm non

Hòa chung không khí phấn khởi của hội thi Bé khỏe mầm non huyện Thiệu Hóa, ngày 24/3 vừa qua trường Mầm non xã Thiệu Quang đã tổ chức thành công rực rỡ hội thi Bé khỏe mầm non của trường và đã lựa chọn được đội thi bé khỏe mầm non xuất sắc của hội thi sẽ tham dự hội thi Bé khỏe mầm non tại huyện Thiệu hóa.
Hội thi không những là sân chơi bổ ích cho các bé mầm non của Trường mà còn là niềm động lực và phấn khởi với cô và trò trường mầm non của xã, đã đầu tư sức và của để đem lại sự thành công rực rỡ cho hội thi này.  Hội thi được tổ chức một cách quy mô với nhiều hoạt động thiết thực và bước đầu hướng cho các bé biết đến tình yêu quê hương đất nước, lòng kính yêu chủ tịch Hồ Chí Minh người là tấm gương vĩ đại của cả dân tộc Việt Nam. 

Cô và trò trường Mầm non xã Thiệu Quang trong hội thi Bé khỏe mầm non
Cô và trò trường Mầm non xã Thiệu Quang trong hội thi Bé khỏe mầm non
Cô và trò trường Mầm non xã Thiệu Quang trong hội thi Bé khỏe mầm non
Với những bông hoa rực rỡ của các em gái và những bộ quần áo đẹp mắt của các em trai đã gợi nhớ lại những năm tháng vất vả, gian nan của quân dân ta hưởng ứng phong trào lời kêu gọi “khỏe toàn dân” của chủ tịch Hồ Chí Minh trong thời kỳ hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ cứu nước. Quân và dân ta đã cùng Người rèn luyện sức khỏe, tập thể dục nâng cao tinh thần thể chất để phục vụ tốt cho kháng chiến, chủ tịch Hồ Chí Minh cho rằng “có sức khỏe thì làm việc gì cũng xong”. Chính vì thế để ghi nhớ đến lời dạy của Người, hàng năm Phòng giáo dục của huyện Thiệu hóa đã có kế hoạch và chủ trương cho các trường thuộc hệ thống giáo dục của huyện tiến hành tổ chức các hội thi về sức khỏe nhằm nâng cao sức khỏe và sức đề kháng cho các em học sinh để các em có sức khỏe tốt, đồng thời đạt được kết quả tốt trong học tập.

Hội thi được tổ chức với rất nhiều Đội tham gia dự thi cùng với một số cô giáo Mầm non trong trường làm huấn luyện viên cho các cháu.

Cô và trò trường Mầm non xã Thiệu Quang trong hội thi Bé khỏe mầm non
Cô và trò trường Mầm non xã Thiệu Quang trong hội thi Bé khỏe mầm non
Cô và trò trường Mầm non xã Thiệu Quang trong hội thi Bé khỏe mầm non
Cô và trò trường Mầm non xã Thiệu Quang trong hội thi Bé khỏe mầm non
Cô và trò trường Mầm non xã Thiệu Quang trong hội thi Bé khỏe mầm non
Cô và trò trường Mầm non xã Thiệu Quang trong hội thi Bé khỏe mầm non
Bên cạnh đó với sự hiện diện của cô giáo Hằng người dẫn chương trình rất duyên dáng, với chất giọng hay và khuôn mặt xinh xắn cô đã vận dụng tình yêu nghề của mình vào từng câu nói , từng lời thuyết dẫn tạo nên sự cuốn hút cho khán giả để mang lại hội thi thành công tốt đẹp.  Cô là một cô giáo trẻ mới ra trường và được nhận vào làm việc tại trường Mầm non xã Thiệu Quang từ năm 2015. Sở thích của cô là người thích trẻ con và yêu công việc của Ngành giáo dục Mầm non, Ngành giáo dục Mầm non là ngành rất khó mà không phải ai cũng là người có thể làm được, dù mức lương của Nghành cô giáo Mầm non so với nhiều Ngành nghề khác còn thấp nhưng với lòng nhiệt huyết, tình yêu nghề của mình cô đã vượt qua được rào cản và tiếp tục cống hiến sức tuổi trẻ của mình cho thế hệ tương tai.  

Cô và trò trường Mầm non xã Thiệu Quang trong hội thi Bé khỏe mầm non
Cô và trò trường Mầm non xã Thiệu Quang trong hội thi Bé khỏe mầm non
Tham gia hội thi ngoài cô và các đội tham gia dự hội thi còn có sự có mặt của các vị đại diện khách mời, là các phụ huynh đại diện cho rất nhiều phụ huynh của trường tham gia đánh giá và cổ cũ động viên cho cháu. Đó không chỉ là niềm vui sướng, hãnh diện của các cháu mà đó là nguồn động viên to lớn để giúp các cháu thực hiện tốt các phần thi của mình.

Cô và trò trường Mầm non xã Thiệu Quang trong hội thi Bé khỏe mầm non
Tôi được hỏi một vị phụ huynh chị là Đào Thị Dung (biệt danh Chị Dung may quân áo, Thôn 2, Làng Châu Chướng) chị cho biết ”Với các bậc phụ huynh có con nhỏ như chị, gia đình nhà chị có cháu Lê Thảo Vy tham gia dự thi hội thi lần này đó là niềm hãnh diện không những riêng chị mà còn là niềm hãnh diện của cả gia đình chị” chị cho biến thêm : “Chị ở nhà mặc dù công việc chuyên môn của chị nhiều việc, và có nhiều khách đặt hàng may mặc nhưng chị vẫn bớt chút thời gian chị dành hết sự chăm sóc và chuẩn bị tốt cho con chị vào đợt thi lần này”. Cháu Lê Thảo Vy con gái cưng của chị Đào Thị Dung.

Cô và trò trường Mầm non xã Thiệu Quang trong hội thi Bé khỏe mầm non
Cô và trò trường Mầm non xã Thiệu Quang trong hội thi Bé khỏe mầm non
Cô và trò trường Mầm non xã Thiệu Quang trong hội thi Bé khỏe mầm non
Cô và trò trường Mầm non xã Thiệu Quang trong hội thi Bé khỏe mầm non
Sau hội thi Bé khỏe mầm non lần này phần nào đó đã giúp các bé ngày càng tự tin hơn, và sẽ giúp ích được các bé được thể hiện khả năng của mình trong những năm học tiếp theo. Hi vọng trong những năm tới trường Mầm non xã Thiệu Quang ngày càng có nhiều cuộc thi như vậy để các bé học trong trường có điều kiện giao lưu các bạn cùng trang lứa trong trường và đồng thời đó cũng là sân chơi cho các bậc phụ huynh thi đua nuôi dạy cho thật tốt.

Friday, March 24, 2017

Những hình ảnh đẹp mắt của hội thi bé khỏe, bé đẹp tại trường Mầm non xã Thiệu Quang

Ngày hội thi Bé khỏe, bé đẹp của trường Mầm non xã Thiệu Quang.
Hôm nay ngày 24/3 tại trường Mầm non xã Thiệu Quang đã tổ chức hội thi bé khỏe, bé đẹp do đại diện phía Nhà trường tổ chức. Với sự tham dự của các cô giáo trong Nhà trường, các bậc phụ huynh của các em nhỏ và đặc biệt là các sự tham gia biểu diễn nhiệt tình của các bé xinh đẹp ngày hôm nay. Bên cạnh đó lòng nhiệt huyết của các cô giáo trường Mầm non xã Thiệu Quang và sự chỉ dạy tận tình cho các bé phần nào đó đã làm nên hội thi thành công rực rỡ và được nhiều phụ huynh đánh giá cao.
Sau khi kết thúc hội thi thành công, những hình ảnh bé khỏe, bé đẹp của hội thi ngày hôm nay đã được các bậc phụ huynh chụp lại và lưu lại khoảnh khắc đáng nhớ cho các bé ngày hôm nay. Trong đó có phụ huynh Trần Thị Hà (địa chỉ: Thôn 2, làng Châu Chướng, xã Thiệu Quang)  chị đã chụp ảnh và lưu giữ những hình đẹp nhất của bé gái(con gái chị). Chị cho biết rằng: "Hội thi ngày hôm nay tất cả các bé tham gia dự thi đều rất tự tin và thể hiện đúng khả năng của các bé, mặc dù do hôm nay phải chuẩn bị cho con đi thi sớm nhưng chị rất vui và phấn khởi khi được thấy con gái mình tham dự thi diễn ở hội thi hôm nay".
Đây là một số hình ảnh của bé nhà chị Trần Thị Hà. ( Cháu Nguyễn Thị Thu Huyền mặc áo phao đỏ)
Những hình ảnh đẹp mắt của hội thi bé khỏe, bé đẹp tại trường Mầm non xã Thiệu Quang


Những hình ảnh đẹp mắt của hội thi bé khỏe, bé đẹp tại trường Mầm non xã Thiệu Quang
Những hình ảnh đẹp mắt của hội thi bé khỏe, bé đẹp tại trường Mầm non xã Thiệu Quang


Những hình ảnh đẹp mắt của hội thi bé khỏe, bé đẹp tại trường Mầm non xã Thiệu Quang


Không những chị Trần Thị Hà mà còn nhiều bậc phụ huynh của các em nhỏ khác cùng chung tâm trạng với chị. Các chị và các mẹ họ đều phấn khởi khi đi tham dự buổi biểu diễn của các con mình.
Thông qua hội thi này chắc chắn các bé và các mẹ sẽ có một kỷ niệm ấn tượng với thời thơ ấu của các bé và với các bé các phụ huynh luôn là động lực chính nuôi dạy  và ươm mầm tài năng các em cho tương lai sau này.

Các bạn có thể đọc thêm một số bài viết hay khác ở phía dưới.