Showing posts with label Xã hội. Show all posts
Showing posts with label Xã hội. Show all posts

Wednesday, August 28, 2019

Thiệu Quang mùa lúa chín đẹp nhất trong năm


Nếu bạn có cơ hội đặt chân đến đất Thiệu Quang quê tôi vào tháng 9,10 hàng năm bạn không chỉ bị mê hoặc bởi màu vàng của lúa chín, mà còn say đắm bởi lòng hiếu khách của con người nơi đây.
http://thieuquangquetoi.blogspot.com/2019/08/thieu-quang-mua-lua-chin-dep-nhat-trong.html
Bà con nhân dân cùng nhau thu hoạt lúa
Thiệu Quang là một trong 28 xã của huyện Thiệu Hóa chuyên làm nghề nghề trồng lúa nước truyền thống. Nằm ở hữu ngạn của sông Mã thuộc phía Đông Bắc của huyện Thiệu Hóa. Phía đồng giáp với xã Hoàng Khánh và Hoàng Xuân của huyện Hoàng Hóa. Phía nam giáp với xã Thiệu Thịnh, huyện Thiệu Hóa. Phía tây giáp với xã Thiệu Hợp và xã Thiệu Giang, huyện Thiệu Hóa. Phía Bắc giáp với xã Định Thành, Định Công thuộc huyện Yên Định. Với vị trí địa lý thuận lợi như vậy Thiệu Quang thật sự đẹp hoàn mỹ trong tâm trí của kẻ lữ hành cũng như những người con xa quê hương.
Nếu bạn có ý định muốn trở về quê hương hay ý định thăm quan Thiệu Quang vào mùa lúa chín, thì thời điểm này là khoảng thời gian lý tưởng để bạn bắt đầu khởi hành. Bạn hãy chuẩn bị hành lý, trang bị cho bản thân thật kỹ những dụng vụ cần thiết để tiến hành chuyến thăm quan trãi nghiệm.
Vào tháng 9, đầu tháng 10 là thời điểm bà con nhân dân bắt đầu thu hoạch lúa vụ đông, lúc này lúa đã chín rộ khắp nơi trên cánh đồng Thiệu Quang tràn ngập tiếng cười vui của bà con được mùa bội thu. Ngoài việc thưởng lãm cảnh đẹp, các bạn còn có cơ hội cùng bà con nhân dân nơi đây thưởng thức những món ăn ngon và nét đẹp văn hóa mừng vùa lúa bội thu.
http://thieuquangquetoi.blogspot.com/2019/08/thieu-quang-mua-lua-chin-dep-nhat-trong.html

http://thieuquangquetoi.blogspot.com/2019/08/thieu-quang-mua-lua-chin-dep-nhat-trong.html
Thu hoạch lúa bằng máy gặt đập liên hoàn
Khám phá Thiệu Quang các bạn phải đi ven theo con đường đê, những cung đường uốn lượn bắt đầu từ đầu thôn Chí Cường đi qua thôn Nhân Cao và điểm cuối cùng đến thôn Châu Trướng. Từ những cung đường này ta có thể phóng tầm mắt nhìn quanh cảnh xung quanh xã Thiệu Quang, những cánh đồng màu vàng óng phảng phất mùi thơm đồng lúa chín. Những bãi dâu xanh được trồng để nuôi tằm hay những bãi chăn bò quen thuộc của nhân dân địa phương. Tất cả tạo nên một quang cảnh vùng nông thôn thơ mộng đậm tình nhân dân chất phát.
Thoáng qua mùi thơm của lúa chín, tiếng máy cắt, máy cày, tiếng xe máy chở lúa về nhà thấp thoáng đâu đó tiếng vất vả của bà con nơi đây. Mặc dù vất vả nhưng trong lòng họ vẫn vu, vui vì được vu mùa bội thu.

Cải tạo nhiều rảnh cống thoát nước “lộ thiên” tại thôn Châu Trướng


Được sự quan tâm của cấp ủy, chính quyền xã Thiệu Quang về việc cải tạo và nâng cấp các rãnh cống thoát nước lộ thiên xuống cấp trầm trọng tại thôn Châu Trướng, cho đến nay đã có nhiều rãnh cống thoát nước thải lộ thiên tại thôn Châu Trướng đã được cải tạo, nâng cấp, xử lý.
http://thieuquangquetoi.blogspot.com/2019/08/cai-tao-nhieu-ranh-cong-thoat-nuoc-lo-thien-tai-thon-chau-truong.html
Vật liệu được tập kết để xây dựng cải tạo cống, rảnh thoát nước
Trong những năm trở lại đây tình trạng ô nhiễm môi trường bắt nguồn từ rất nhiều rãnh cống thoát nước lộ thiên tại thôn Châu Trướng đã trở thành vấn đề đáng báo động ở một số xóm khu dân cư trong thôn. Vì vậy cấp ủy, chính quyền địa phương đã huy động nhân dân với phương châm “vì môi trường xanh sạch đẹp” tham gia xây dựng, đóng góp một phần công sức của mình trong việc cải tạo, nâng cấp rãnh cống thoát nước thải trong các xóm của nhân dân. 
http://thieuquangquetoi.blogspot.com/2019/08/cai-tao-nhieu-ranh-cong-thoat-nuoc-lo-thien-tai-thon-chau-truong.html
Bà con nhân dân trong xóm tham gia bàn kế hoạch xây dựng
Việc cải tạo, xử lý rảnh cống thoát nước thải dẫn đến không còn mùi hôi từ cống bốc lên như trước đây, không còn dấu hiệu của ô nhiễm môi trường trên đường lãng, ngõ xóm của nhân dân. Bà Minh (thôn Châu Trướng, xã Thiệu Quang, huyện Thiệu Hóa, tỉnh Thanh Hóa) cảm thấy rất tự hào khi bản thân bà đã đóng góp một phần công sức không nhỏ để cải tạo, xử lý rảnh nước tải, nâng cấp con đường trước gia đình của bà. Niềm mong mỏi bấy lâu nay của nhân dân trong thôn là có một con đường rộng rãi, xanh sạch đẹp, không có mùi hôi khi bước đi trên con đường đó. Dự án cải tạo, cống hóa rãnh thoát nước thải lộ thiên tại thôn Châu trướng đã trở thành hiện thực. Khi triển khai kế hoạch xây dựng thì cả xóm bắt đầu chia nhau mỗi người một nhiệm vụ vì mục tiêu chung “Xây dựng xóm trở thành tâm điểm của thôn”.
http://thieuquangquetoi.blogspot.com/2019/08/cai-tao-nhieu-ranh-cong-thoat-nuoc-lo-thien-tai-thon-chau-truong.html
Bước đầu thi công cải tạo cống, rảnh thoát nước thải
Nhà anh Hà là một trong số gia đình còn chăn nuôi gia súc, gia cầm ở trong thôn. Trước đây, việc chăn nuôi do điều kiện cơ sở vật chất chăn nuôi chật hẹp nên nước thải chăn nuôi của hộ gia đình anh vẫn đổ thẳng ra rãnh thoát nước thải ở phía trước của nhà. Gây ô nhiễm môi trường, chất lượng cuộc sống của gia đình anh và các hộ xung quanh bị ảnh hưởng nghiêm trong. Kể từ khi rãnh, cống thoát nước thải được cống hóa cả xóm, thôn thì cuộc sống của gia đình anh Hà và các hộ dân xung quanh đã trở nên dễ chịu hơn.
Với phương châm “nhân dân cùng nhau xây dựng xóm, làng xanh sạch đẹp”, chỉ sau một tháng thí điểm, ước tính đã có 600m cống được cải tạo làm thay đổi hoàn toàn cuộc sống của bà con trong thôn. Với sự đồng thuận, đồng lòng, nhiệt tình hưởng ứng tham gia của bà nhân dân trong thôn, thôn Châu trướng sẽ triển khai cải tạo hết toàn bộ hệ thống rãnh, cống thoát nước thải đã và đang bị xuống cấp, góp phần xây dựng Chương trình nông thôn mới nâng cao, nông thôn mới kiểu mẫu, tạo môi trường xanh sạch đẹp

Monday, August 26, 2019

Phát triển phong trào thể dục thể thao thôn Châu Trướng

        Chủ tịch Hồ Chí Minh từng dạy “Có sức khỏe thì làm việc gì cũng xong”, nhằm hưởng ứng cuộc vận động “Toàn dân tích cực rèn luyện sức khỏe noi theo gương chủ tịch Hồ Chí Minh”, trong thời gian gần dây phong trào thể dục thể thao ở thôn Châu Trướng, xã Thiệu Quang được phát triển một cách mạnh mẽ, với đa dạng các loại hình tập luyện. Góp phần nâng cao chất lượng sức khỏe của nhân dân, xây dựng lối sống lành mạnh và cải thiện đời sống văn hóa tinh thần của nhân dân thôn Châu Trướng nói riêng và nhân dân xã Thiệu Quang nói chung.
Trong những năm gần đây, khi mà kinh tế - xã hội phát triển mạnh mẽ, đời sống nhân dân của thôn được cải thiện nên nhu cầu về rèn luyện thể dục – thể thao được ngày càng nâng cao. Bên cạnh đó điều kiện cơ sở vật chất của thôn Châu Trướng ngày càng được cải thiện, trung tâm văn hóa thôn được xây dựng khang trang, sân thể thao rộng, tạo điều kiện thuận lợi để nhân dân được vui chơi và luyện tập thể dục thể thao một cách thường xuyên. Việc tập luyện thể dục thể thao đã dần trở thành thói quen hàng ngày của đông đảo người dân trong thôn. Với nhiều môn thể dục thể thao như: Bóng chuyền hơi (dành cho các cụ già), bóng chuyền (dành cho lứa tuổi thanh niên), tập thể dục vào buổi sáng (dành cho các cụ cao tuổi)….Bên cạnh đó còn một số bộ môn thể thao dành cho các cháu niên nhi đồng như đá bóng, đánh cầu lông,…
http://thieuquangquetoi.blogspot.com/2019/08/phat-trien-phong-trao-duc-thao-thon.html
Phong trào thể dục thể thao tại thôn Châu trướng vào mỗi buổi chiều
Ông Đỗ Đức Năng (60 tuổi, thôn Châu Trướng) cho biết: Ngày ngày mặc dù công việc của tôi bận rộn nhưng bản thân tôi luôn cố gắng tập luyện thể dục đều đặn và các buổi chiều trong ngày, tôi hay tham gia bóng chuyền hơi cùng với các ông bà trong câu lạc bộ người cao tuổi trong thôn. Nhờ đó mà sức khỏe của tôi ngày một cải thiện đáng kể và ít bệnh tật hơn”. Việc tập luyện thường xuyên của bà con nhân dân thôn Châu Trướng đã trở thành một nét văn hóa thể dục thể thao phổ biến của thôn. Ngày ngày sau những giờ làm việc mệt nhọc, bà con nhân dân thôn lại tranh thủ thời gian tập trung tập luyện thể dục thể thao, rèn luyện sức khỏe cho bản thân, tiếng cười đùa, tiếng trò chuyện, reo hò đã tạo nên không khí vui tươi của các vận động viên người cao tuổi.
http://thieuquangquetoi.blogspot.com/2019/08/phat-trien-phong-trao-duc-thao-thon.html
Câu lạc bộ bóng chuyền của thanh niên thôn Châu Trướng
          Hiện nay, trên địa bàn thôn Châu Trướng có 3 sân bóng đá, 4 sân bóng chuyền thu hút đông đảo bà con nhân dân tham gia tập luyện, đặc biệt là tầng lớp thanh thiếu niên nhi đồng trong thôn. Cứ mỗi khi các dịp lễ, Tết, các ngày truyền thống của đất nước, cấp ủy – chính quyền thôn Châu Trướng lại tổ chức các giải đấu thể dục thể thao truyền thống trong nhân dân, tạo không khí vui vẻ và nâng cao hiệu quả sản xuất nông nghiệp trong bà con nhân dân.
          Xét về thành tích đạt được trong phong trào phát triển thể dục thể thao tại thôn Châu Trướng, cho đến nay toàn thôn đã có 40% số người dân đã tham gia câu lạc bộ tập luyện thể dục thể thao thường xuyên. Hàng năm, thôn Châu trướng tích cực tuyển chọn, đào tạo, xây dựng các cá nhân có thành tích xuất sắc trong việc thi đấu tập luyện tại địa phương để tạo nguồn xây dựng các đội thi đấu thể dục thể thao ở của xã phục vụ việc thi đấu các giải cấp huyện và cấp tỉnh.

Với những thành quả mà bà con nhân dân thôn Châu Trướng đạt được không những thúc đẩy sự phát triển của phong trào thể dục – thể thao tại thôn mà còn tạo không khí vui tươi, phấn khởi trong đời sống nhân dân. Tạo sân chơi bổ ích, thu hút các hội viên tham gia. Qua đây không ngừng thúc đẩy, nâng cao đời sống tinh thần của người dân, tăng cường sự đoàn kết trong nhân dân.

Saturday, July 15, 2017

Bài Thơ: Thiệu Quang Quê Hương Tôi

Quê hương tôi bên cạnh Ngã Ba Bông 
Tiếng gà gáy sáu huyện nghe tỉnh giấc 
Gần núi Quan Yên,kề bên núi Đọ 
Sông Mã,sông Chu vang vọng đêm hò.

Người quê tôi ra đi khắp mọi miền 
Cầm súng biên cương,xây quê hương mới 
Mùa xuân đến,mùa xuân đi,xuân gọi 
Con cháu về xum họp buổi đầu xuân.

Tiếng trống chèo thúc dục ở đầu thôn
Đêm văn nghệ điện sáng bừng sân khấu 
Cô diễn viên buổi chiều còn cấy lúa 
Má đỏ hồng,tay múa dẻo mềm tơ.

Đêm trăng soi làng như thực,như mơ
Giọng hò trong nối đôi bờ xa cách 
Nhịp chèo khuya rắc vàng trên sóng nước 
Trai,gái yêu nhau...sương rơi đẫm câu thề.

Bờ tre xanh ôm mát rượi triền đê 
Diều vi vút trong chiều hè no gió 
Nay xa xứ lòng tôi luôn tưởng nhớ 
Tiếng hò xưa sông Mã gọi tôi về...

TÁC GIẢ:


Nguyễn Xuân SáuÔng sinh ra trên đất quê hương Thiệu Quang yêu dấu, ông vừa là Nhà thơ, Nhà Nghệ sỹ, Nhà Đạo diễn sân khấu, đồng thời ông cũng là thành viên Hội Nghệ sỹ sân khấu Việt Nam - Phiên dịch tiếng Nga).
Bài thơ này được ông viết năm 1985 và đã được đăng trên nhiều tờ báo của cơ quan TW và địa phương, đăng trong tuyển tập thơ VN viết về Thanh Hóa, đăng ở nước Nga, đăng trong tuyển tập thơ riêng của ông " Nói với mùa xuân " do NXB Văn Học ấn hành năm 2008. Đã được nhạc sỹ Mai Kiên ( Hội viên Hội nhạc sỹ VN) phổ nhạc do ca sỹ Tuyết Nhung thuộc Bộ đội Biên phòng tỉnh Thanh Hóa hát thu vào đĩa video) 
Bài thơ được đọc trong buổi chào mừng Hội đồng hương xã Thiệu Quang, huyện Thiệu Hóa,tỉnh Thanh Hóa tại tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu được thành lập và sẽ họp toàn thể buổi đầu tiên vào ngày 16.7.2017 tại TP Vũng Tàu.

Saturday, May 13, 2017

Hội thi văn nghệ chi hội phụ nữ giỏi xã Thiệu Quang năm 2017

Saturday, April 29, 2017

Chùa Giáng - đất Phật linh thiêng

Chùa Giáng (Tường Vân tự) là một ngôi chùa cổ được xây dựng từ triều vua Trần Duệ Tông (1372-1377), tọa lạc ở chân núi Đốn Sơn (Vĩnh Lộc, tỉnh Thanh Hóa).
Truyền thuyết kể lại rằng, dưới triều vua Lê Duệ Tông, giặc Chiêm Thành đem quân ra cướp phá quấy nhiễu dân cư, triều đình đã phái quan quân đi đánh nhưng không được. Nhà vua cho đó là họa lớn nên thân chinh dẫn quân đi dẹp giặc. Trên đường đi qua địa phận Đốn Sơn, thấy phong cảnh sơn thủy hữu tình bốn bên có núi, sông bao bọc, thật là một khu thắng địa. Đêm hôm đó, vua nằm mộng thấy có một đám mây vàng tựa như dải lụa cứ ẩn hiện trông rất kỳ lạ.
Vua bàng hoàng tỉnh dậy biết mình nằm mộng, đem chuyện kể cho quân tướng nghe, mọi người đều cho là chuyện khác thường, là điểm linh hiển hiện giúp nhà vua trừ giặc. Hôm sau, vua sai quan làm đàn tế tạ trời đất rồi đem quân đi thảo phạt giặc. Hai lần đại chiến một trận, trong lúc thế trận không phân thắng bại, đột nhiên trời đất bỗng tối sầm, mây mù kéo đến, sấm chớp nổi lên làm lay động cả vùng đất. Trong không trung xuất hiện một đám mây vàng tựa như đám mây vua nằm mộng trước đó. Mây chao đảo trước quân giặc, quân Chiêm thấy thế hoảng loạn. Nhà vua thừa thắng thúc quân xông lên đánh cho quân Chiêm tan rã. Khải hoàn trở về, vua mở yến tiệc khao thắng trận, luận công thưởng phạt, sai quần thần về núi Đốn Sơn lễ tạ. Sắc lệnh cho bản dân lập một ngôi chùa nhỏ ở ngay khu vực tế lễ năm xưa, đồng thời đặt tên chùa theo ý nghĩa đám mây mà vua nằm mộng trước đây, đó là Tường Vân tự hay còn có tên là chùa Giáng (Chùa ghi nhớ về điềm mây lành).
Cổng  tam quan chùa Giáng
Qua Tam Quan là đến thế giới linh thiêng nhà Phật, cổng chùa Giáng gồm hai tầng mái với chiều cao 13,7m, hai cầu thang được xây dựng vững chắc. Tầng hai có năm cửa cuốn vòm, cửa giữa cao 3,7m với 8 vòm cuốn cong, tổng cộng có 14 đòn đao theo thứ tự từ thấp lên cao dần, làm tăng vẻ bề thế cho ngôi chùa. Hai cột nanh hình khối vuông xây ốp vào bên hông cổng. Những mảnh chạm khắc ở Tam Quan mang hình rồng mẫu tử, linh thú.
Khóa tu Phật giáo với tuổi trẻ lần VI
Phía sau, lưng chừng núi Đốn Sơn là Phật điện, nhà mẫu, đây là khu chính của chùa. Nhà Phật điện được trùng tu năm Bảo Đại thứ 14, kết cấu kiến trúc theo kiểu chữ Đinh, bao gồm tiền điện 5 gian, thượng điện 2 gian. Nhà tiền điện có 13 pho tượng được tạc bằng gỗ, sơn son, thếp vàng. Tượng được bố trí thành 6 lớp theo trật tự từ ngoài vào trong, từ thấp lên cao. Hàng tượng dưới cùng chính giữa là tượng Thích Ca sơ sinh, bao quanh có 9 rồng uốn khúc châu đầu vào nhau phun nước thơm tắm cho đức Phật…
Tường Vân Tự hay còn có tên là Chùa Giáng
Khuôn viên chùa Giáng được giới hạn bởi cây đa sum suê, cây mít lá xanh đế, gỗ vàng đều mang linh khí của thần, là cây đại hút sinh lực của trời truyền cho đất, cây sung kết trái từng chùm, những rặng tre vươn cao tầm không đức độ, hàng cây thẳng tắp tỏa tán, những bông hoa hồng ngan ngát hương thơm, tất cả tạo nên một thế giới tâm linh. Chùa Giáng với tất cả nét đẹp cổ truyền của văn hóa Việt đã tô thêm cho một vùng địa linh nhân kiệt, là một tiếng gọi về cội nguồn, về bản sắc văn hóa dân tộc.
Với cảnh quan thiên nhiên đẹp, hấp dẫn, kỳ thú, ngày nay chùa là điểm thu hút nhiều khách du lịch trong và ngoài nước đến tham quan, vãn cảnh, thắp hương cầu phật. Do có những giá trị quan trọng của di tích, năm 2009, Bộ VHTTDL đã xếp hạng chùa Giáng là Di tích lịch sử văn hóa cấp quốc gia.
Chùa Giáng được công nhận là di tích văn hóa cấp quốc gia
Ni sư Thích Đàm Hòa – đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh Thanh Hóa các khóa XIII, XIV, XV là người trụ trì ngôi chùa được nhân dân kính trọng, sư thầy sống tốt đạo, đẹp đời, luôn giành phúc đức cho mọi người. Sư thầy là người có công rất lớn để xây dựng tu bổ, tôn tạo ngôi chùa ngày một hoàn thiện và có sức hấp dẫn.
Lớp trẻ bồi dưỡng thêm kiến thức về Phật pháp
Ngoài ra, với tư cách là Phó Ban trị sự Tỉnh Hội Phật giáo Thanh Hóa, ni sư Thích Đàm Hòa đã cùng với Ban chấp hành Tỉnh Hội đẩy mạnh công tác từ thiện có nhiều hiệu quả như đã hỗ trợ tiền cho các đối tượng là các cháu mồ côi cha mẹ, không nơi nương tựa, học sinh nghèo vượt khó, đồng bào bị thiên tai bão lụt và nhất là đối với các bà mẹ Việt Nam anh hùng, xây dựng nhà tình nghĩa cho các gia đình khó khăn ở xã Vĩnh Thành, Vĩnh Hưng, Vĩnh Phúc và một số xã ở huyện Thạch Thành, Yên Định. Từ những việc làm cao cả trên, ni sư Thích Đàm Hòa đã được tặng nhiều bằng khen, giấy khen của TƯGHPGVN; Tỉnh Hội Phật giáo; UBND tỉnh Thanh Hóa, UBMTTQ tỉnh Thanh Hóa, Kỷ niệm chương vì sự nghiệp chữ thập đỏ Việt Nam, Huy chương “Vì sự nghiệp bảo tồn văn hóa dân tộc” của Bộ trưởng Bộ Văn hóa – Thông tin (nay là Bộ VHTTDL); cùng nhiều phần thưởng cao quý khác…

Wednesday, April 26, 2017

Những sự thật kinh hoàng về Đình, Chùa, Miếu của xã Thiệu Quang

(Thiệu Quang Quê Tôi) - Ngày nay, xã hội hiện đại càng phát triển đời sống vật chất của con người càng được nâng cao, không những trong sinh hoạt đời sống vật chất mà còn trong sinh hoạt tinh thần của người dân cũng được cải thiện. Sự phát triển đó đã kéo theo nhiều lợi ích tinh thần khác của người dân được thay đổi trong đó có những phong tục tập quán và tín ngưỡng tâm linh phát triển một cách mạnh mẽ. Trở về những thập niên về trước khi mà cuộc sống của người dân cả nước còn khổ cực, do còn chịu hậu quả nhiều từ hai cuộc chiến tranh thì việc phát triển văn hóa tâm linh còn hạn chế rất nhiều, và nhất là với người dân xã Thiệu Quang trong thời điểm đó cũng vậy, cuộc sống còn gặp nhiều khó khăn, cơm ăn không đủ no, áo mặc bị thiếu thốn cho nên việc lập ra các ngôi đình, các chùa, miếu thờ thật sự là điều rất hiếm thấy.  Bên cạnh đó còn một số ngôi đình làng, chùa, miếu khác đã được xây dựng từ lâu đời nhưng do không được dân ta không bảo vệ giữ gìn bởi vậy những ngôi đình, chùa, miếu này đã bị phá hủy và không còn tồn tại cho đến bây giờ.
Nhưng rồi trong những năm gần đây việc tái tạo và tu bổ lại các đình làng, chùa, các miếu thờ lại được nhân dân coi trọng và ngày càng phát triển mạnh mẽ hơn không những tại địa bàn của xã mà còn rất nhiều nơi trên nước. Những công trình này đã và đang được tái tạo lại để đáp ứng được những nhu cầu tín ngưỡng của người dân địa phương cũng như của những người dân khác khi đặt chân đến địa phương mình. Điều này có nghĩa rằng văn hóa đời sống tâm linh của nhân dân ta ngày càng phát triển và có tính thiêng liêng cao quý.
Những sự thật kinh hoàng về Đình, Chùa, Miếu của xã Thiệu Quang
Hình ảnh mang tính minh họa
Nhắc gợi nhớ đến những câu chuyện ma có thật, những vấn đề tín ngưỡng thế giới tâm linh tại các ngôi đình làng, chùa, các miếu ở địa phương thì tôi có được nghe  kể rất nhiều về những câu chuyện ma, những sự tích tâm linh có thật từ những cụ già tuổi ở trong làng và có thể nói là thật sự ghê sợ nếu như bản thân tôi không thật sự tỉnh táo. Bên cạnh đó còn rất nhiều những câu truyện truyền miệng khác của người dân địa phương trong làng kể về những sự tích đó, chính những điều đó đã làm tôi thấy cảm thấy tò mò và bắt đầu đi tìm hiểu về những điều mà tôi bắt đầu chia sẻ sau đây. Nhà tôi nằm ở địa phận làng Châu Trướng, ngày xưa khi tôi đang còn nhỏ, trong tiềm thức của tôi vẫn chưa hề biết những điều gì về những hình ảnh tâm linh hay kể cả những chuyện ma có thật trong lời kể của mẹ, thế rồi bản thân tôi lớn lên từng ngày,  tôi bắt đầu tiếp xúc với những vấn đề đó và bắt đầu tìm hiểu sâu một chút về thế giới tâm linh ở địa phương, qua thời gian tôi tìm hiểu và chiêm nghiệm rằng đó là những điều mà trước đó tôi đã được nghe kể thật sự là có thật, không những đó là những câu truyện truyền thuyết dân gian mà nó là sự thật hiển nhiên và chúng đang sống chung và đan xen với cuộc sống hiện tại của mỗi chúng ta. Điều tôi sắp nói tới đây có lẽ đã hé lộ một chút gì đó rồi, đó chính là những địa điểm tâm linh ở những ngôi đình, chùa, miếu của của xã và cũng có thể nói rằng đây là những địa điểm linh thiêng vô hình buộc chúng ta nên để ý một chút khi đến những nơi này. 
Thiệu Quang không phải là đất có nền văn hóa tâm linh thật sự nổi trội, có nhiều đình, chùa, miếu thờ nhưng đa phần là do phong tục sinh hoạt đời sống văn hóa tâm linh lâu đời của người dân mà hình thành lên nó. Trên những cơ sở đó tôi sẽ nếu ra một số địa điểm và tôi biết và đương nhiên những người đọc bài này của tôi cũng biết điều đó. Một số ngôi đình làng lớn của xã Thiệu Quang thì tôi xin kể đến đó là đình làng văn hóa Châu Trướng và đình làng của làng văn hóa Chí Cường đây được xem là những ngôi đình linh thiêng nhất của làng, còn với địa bàn hành chính làng Nhân Cao cũng có đình làng văn hóa Nhân Cao nhưng do qua sự tìm hiểu của tôi thì tôi thấy tại đây văn hóa sinh hoạt tâm linh hầu như là ít bởi thế nên tôi không liệt kê vào trong danh sách này. Với chùa thì hiện nay xã Thiệu Quang chưa có một ngôi chùa nào lớn đa phần chỉ là sự tái tạo nhỏ của người dân về lịch sử mảnh đất về trước của những ngôi chùa đó mà xây dựng thành. Còn với các miếu thờ thì sao? một số miếu thờ tôi cũng chỉ biết và nghe qua lời kể của một số cụ trong làng và cũng chỉ đưa ra được một số miếu thời thiêng nhất mà tôi đã từng biết đó là miếu thờ gần địa điểm Trạm bơm nước của làng Châu Trướng và một số miếu thờ nằm ven đê giáp với đê con sông Mã, nhất là miếu thờ nằm ngay trên đường đi xuống bến đò Vàng (nằm ở đâu làng Nhân Cao) và một số miếu thờ nhỏ ở chạy dọc ở ven đê sông Mã của làng Chí Cường cũng rất linh thiêng. Tôi nghĩ sẽ còn rất nhiều ngôi Miếu nữa mà tôi chưa được biết và cũng chắc chắn cũng rất thiêng liêng nếu như văn hoa sinh hoạt tâm linh của dân ta thật sự có hiệu quả.
Thật sự mà nói thủa xưa khi mà các đình làng, các miếu thờ này chưa được tu bổ, chưa được xây dựng nhiều như bây giờ thì vấn đề linh thiêng của những ngôi đình, chùa, miếu này chưa bị tác động mãnh mẽ (hay còn gọi là ít linh thiêng ) nhưng cho đến nay cuộc sống nhân dân ta được nâng cao, đời sống tinh thần được cải thiện nhân dân địa phương đã tiến hành tu bổ, xây dựng, cải tạo, nâng cấp các đình làng và các miếu này, chính điều này đã tạo nên hiện tượng tâm linh thần bí và mong“Các Ngài về và phù hộ độ trì cho chúng sinh”. Và ở tại những địa điểm đó khi mà các Ngài về mọi việc làm sinh hoạt hàng ngày của nhân dân ta có thể làm ảnh hưởng đến sự “Ngự trị” của các Ngài và có thể gây nên tai họa cho dân ta nếu không biết kiêng kỵ. Hay nói một cách nôm na chúng ta phải nghĩ đến các Ngài vô hình thiêng ngăn cản hoặc làm gián đoạn hoạt động của dân ta nếu ta không trình báo cho Ngài.
Những sự thật kinh hoàng về Đình, Chùa, Miếu của xã Thiệu Quang
Hình ảnh mang tính minh họa
Các bạn có tin rằng là người trần thế nào thì người thế giới âm như vậy không? cũng như trên trần gian có các quan trần, sự quản lý của nhà nước ở thì dưới âm giới có các quan âm giới và sự quản lý của họ đời thực thế nào thì âm giới như vậy cũng như câu “thế giới hiện thực thế của diễn ra thế nào thì thế giới tâm linh của họ cũng như vậy” đấy là quan điểm của bản thân mình cũng như nhiều quan điểm khác của người dân địa phương đều khẳng định chung một quan điểm đó. Bởi vậy nên mọi thứ thực hư của thế giới bên kia là hoàn toàn có thật và tồn tại song song với cuộc sống của chúng ta. Một vấn đề khác mà mình muốn đề cập ở đây đó là đa số những ngôi đình làng, chùa và miếu ngày xưa phần lớn là do bị đập phá hoặc do phá hủy nhiều là do việc thực hiện đường lối chủ trương của nước ta trong việc xây dựng và đổi mới của đất nước đa phần số này không được tu bổ lại cũng như làm mất mát nhiều di tích của đình và các miếu cũng như các dụng cụ thờ cúng ngày xưa. Bên cạnh đó một số nơi dưới sự quản lý của nhà nước, nhà nước có thể thu hồi những mảnh đất của đình của miếu đã bị phá rồi và làm nơi ở của người dân mà không hề hay biết. Nhưng họ có biết rằng khi họ ăn ở sinh sống ở đó vô hình chung họ không hề hay biết rằng việc sống trên đất của đình của miếu là đã phạm đến đất của các Ngài, của các Thánh mà chưa có sự cho phép của các Ngài, và đến lúc nào đấy thời gian phù hợp lúc này các Ngài sẽ về răn đe và đòi nợ người trần thế chúng ta và sẵn sàng trừng phạt con người chúng ta bất cứ khi nào. 
Những sự thật kinh hoàng về Đình, Chùa, Miếu của xã Thiệu Quang
Hình ảnh mang tính minh họa
Nghe có vẻ hơi kỳ lạ và có chút gì đó thật hoang tưởng nhỉ, nhưng đó là điều sự thật sự hiển nhiên không hoang đường, hư ảo chút nào. Qua cuộc sống mình cũng đã chiêm nghiệm được điều đó, rất nhiều chuyện phản ánh đúng hiện tượng này, có như vậy mình mới đúc kết được kinh nghiệm và để chia sẻ cho mọi người biết thêm về những sự thật rừng rợn này. Xét cho cùng khi con người đã đụng chạm đến phạm vi của các Ngài là chúng ta vô hình mang trọng trách tội trạng trong người và sẽ được các Ngài đến đòi nợ bất cứ khi nào có thể, bởi thế lúc trước thế hệ của các cụ già trong làng, các ông đi trước có những người tham gia vào việc phá hủy, tháo dở các công trình về đình , chùa, miếu thờ thì đều bị mất sớm hoặc gia đình của các cụ có thể chịu hậu quả lâu dài về sau do sự trừng phạt và đòi nợ của các Ngài Thành hoàng làng (ở đây chúng ta có thể hiểu rằng đó là sự đền tội lại những việc đã làm trước đó). Theo quan điểm của Phật giáo thì việc sống cũng như chết đi, hay gặp phải họa nạn, tai nạn những điều đó đều là số trời đã quy định sẵn cho con người và con người phải trãi qua để trả tiếp nợ nần trong tiền kiếp và không ai có thể thay đổi được số phận đó. Việc con người gây ra nhiều tội lỗi ở kiếp người này thì đó là hậu quả của kiếp trước gây ra nhiều điều oan trái, không tu đến nơi đến trốn, không chịu khó tu hành giác ngộ, khi không trả hết cái nợ của duyên kiếp trước cho đến kiếp này chính bản thân họ phải trãi qua để tiếp tục trả hết duyên nợ mà số trời đã chứng phận.
Những điều trên đây mình vừa mới nói tới một số khía cạnh nhỏ của việc xâm phạm đến địa phân, danh giới của các Ngài Thành hoàng làng tại các đình làng và các miếu thờ, không những là hành động phá hủy không đâu mà với những người có dã tâm tham lam, bất chính khi đã lấy của đình của chùa, miếu thì họ cũng phải chịu kết quả tượng tự. Họ cứ nghĩ rằng việc họ làm đó là cái miễn phí, cái trời cho và sẽ không ai biết nhưng có ai ngờ đâu việc nào người trần chúng ta làm đều bị các Ngài biết hết từ những việc nhỏ nhất. Có người trẻ tuổi vì lòng tham lấy của đền của chùa đem bán hay đem về làm đồ sử dụng của gia đình thì đều bị bệnh ung thư  và mất sớm, cũng có người gia đình gặp nhiều khó khăn mà lấy thì đều bị các Ngài trừng phạt gieo họa nào thì bị ác báo quả đấy, cuộc sống đã khổ nay càng khổ hơn, cuộc sống càng lâm vào cảnh trăm đường khổ đau không tìm ra lối thoát. Nói như vậy thôi chắc mọi người đã hiểu những vấn đề sâu sa đó. Những vấn đề mang tính thiêng liêng của thế giới tâm linh của thế giới huyền bí mà cho đến nay con người chưa thể giải thích nổi sự huyền bí đó, đó cũng là sức mạnh, là niềm tin và cũng là nỗi đau của nhiều người khi vi phạm tam giới địa âm.

Những sự thật kinh hoàng về Đình, Chùa, Miếu của xã Thiệu Quang
Hình ảnh mang tính minh họa
Cho đến nay mặc dù các đình chùa, miếu thờ của các làng bị phá hủy nhiều nhưng hiện tại đã được tu bổ lại để đáp ứng nền văn hóa tâm linh của dân ta bởi lẽ vì nhiều hiện tượng thần bí diễn ra một cách khách quan đã tác động mạnh đến tâm lý của người dân, nên mọi người cũng đã có nhận thức sâu sắc hơn về những vấn đề này. Với địa bàn xã Thiệu Quang hiện nay việc xây dụng tô bổ lại các đình, các miếu làng đã được cải tổ một cách mạnh mẽ và đồng bộ nhằm đáp ứng nhiều hơn cho đời sống tâm linh của người dân, bên cạnh đó dân ta còn chịu trách nhiệm thờ cúng các Ngài Thanh hoàng làng, cũng như các miếu thờ để các Ngài có thể ngự trị ở đó thuận lợi hơn, qua đó với sự che trở của các Ngài thì đời sống của nhân dân được ấm no, phù hộ cho họ sức khỏe, phù hộ cho họ làm ăn gặp may mắn trong cuộc sống. Đây thật sự là nền văn hóa tâm linh đáng quý của nhân dân địa phương. Theo tục lệ của dân làng thì cứ đến mùng một và rằm (ngày 15 hàng tháng thì người dân địa phương sẽ ra đình và miếu để dâng lễ lên các Ngài và làm thủ tục cúng dâng lên các Ngài như một lễ nghi cầu tiến để được sự giúp đỡ của Ngài). Nếu xét về vấn đề tâm linh cũng như câu nói “phú quý sinh lễ nghĩa” thì việc nghi lễ ngày càng nhiều thì việc dụ dỗ những linh hồn, vong hồn đói khát ở nhiều nơi cũng tìm đến nơi đình, chùa, miếu để xin ăn và chúng chỉ ở xung quanh bên ngoài của đình, miếu, chùa đó. Chúng tiềm tàng, ẩn hình khi mà cực dương của con người đẩy mạnh cực âm, và khi cực âm của chúng đẩy mạnh cực dương thì đó chính là lúc mà những thứ kỳ lạ đó hoạt động và nếu như một người nào đó đi qua đó vào thời gian đó sẽ có thể bắt gặp những điều đó diễn ra. Điều này có thể cho người đó sợ sệt hoặc k sợ sệt nhưng nhìn chung chúng ta không nên ra đường vào lúc cực âm đẩy cực dương mạnh mẽ và đó chính là lúc linh hồn, vong hồn hoạt động mạnh. Rất có thể sẽ có một người nào đó yếu bóng vía vô tình chạm nó sẽ có thể mất vía vì điều kỳ lạ đó mang đi. Ngày nay những hiện tượng về sự hiện diện của vong hồn theo khoa học hiện đại cũng đã phải công nhận mặc dù chưa thể chứng minh được điều đó. 
Những sự thật kinh hoàng về Đình, Chùa, Miếu của xã Thiệu Quang
Hình ảnh mang tính minh họa
Chúng ta sống ở thời điểm này, là một người hiện đại sống theo phong cách hiện đại phải biết cách sống hòa hợp với thế giới âm dương, không những tôn trọng những quy luật trên trần tốt và cần phải tôn trọng những quy luật của giới âm, chính vì thế dù chúng ta có đi đến đâu chăng nữa khi đặt chân tới những địa điểm ngôi đình làng, chùa , hay miếu thờ thì đều phải lưu ý với bản thân: đừng tự ý làm nhé các bạn; đừng tự ý làm điều gì khi mà không có sự cho phép của các Ngài cũng như những người được giao trọng trách quản lý ở đó, đừng lấy đi thứ gì nếu không có sự cho phép mặc dù các bạn thấy nó thật sự đẹp mắt, giả sử rằng dù các bạn đã chót lấy đi nhưng lúc nếu có tâm trả lại thì vẫn phải mang tội dù đó là tội nhỏ. Hãy nâng cao tính kiêng kỵ, tính thiêng liêng của thế giới tâm linh ở những nơi này, đồng thời các bạn cũng không nên qua những chỗ này vào các thời điểm từ 12h đêm trở đi, đây là lúc cực dương của chúng ta yếu đi mạnh mẽ bị cực âm đẩy mạnh nhất nếu vô tình qua đây các bạn có thể sẽ gánh hậu quả cho bản thân đây. Hi vọng qua bài viết chia sẻ này mọi người sẽ được nhìn nhận cách khách quan hơn về tính tâm linh của thế giới tâm linh một thế giới đang tác động chi phối âm thầm đến đời sống và tinh thần của chúng ta.

Các bạn có thể đọc thêm một số bài viết hay khác ở phía dưới

Nguồn: Du Trần 

Tuesday, April 4, 2017

Lịch sử địa danh của xã Thiệu Quang từ đầu thế kỷ XIX đến nay

Quá trình hình thành và phát triển của  xã Thiệu Quang từ thế kỷ XIX cho đến nay
I. THỜI KỲ TRƯỚC CÁCH MẠNG THÁNG TÁM NĂM 1945
Đầu thế kỷ XIX thời vua Gia Long triều Nguyễn, theo sách "Các trấn tổng xã danh bị lãm", tương ứng với địa giới hành chính xã Thiệu Quang hiện nay có các thôn, xã sau:

1- Thôn Chu Trướng (hay Châu Trướng), thuộc xã Ngọc Trướng, tổng Hải Quật, huyện Yên Định, phủ Thiệu Thiên, trấn Thanh Hoa. Tên gọi nôm na là làng Nồi hoặc Chiềng Nồi.

2- Xã Như Lăng (tên nôm gọi là làng Ngói), thuộc tổng Phùng Cầu(*), huyện Thụy Nguyên, phủ Thiệu Thiên(**), trấn Thanh Hoa(***).

3- Xã Lỗ Tự (tên nôm gọi là làng Tử), thuộc tổng Phùng Cầu, huyện Thụy Nguyên, phủ Thiệu Thiên, trấn Thanh Hoa.

II. THỜI KỲ SAU CÁCH MẠNG THÁNG TÁM NĂM 1945 ĐẾN NAY

Sau khi Cách mạng tháng Tám năm 1945 thành công, các đơn vị hành chính trung gian là phủ, châu, tổng bị bãi bỏ, lúc này, huyện Thụy Nguyên phân thành 2 huyện: Thiệu Hóa và Ngọc Lặc.

Lúc bấy giờ, địa phương có 4 thôn sau:
1- Châu Trướng (giữ nguyên tên như trước năm 1945)
2- Nhân Cao (đổi tên từ xã Như Lăng)
3- Tự Cường (đổi tên từ xã Lỗ Tự)
4- Cồn Cát (thường gọi là làng Mới)
Ở thời điểm đó, tất cả các thôn làng kể trên nằm trong đại xã Quảng Thịnh, huyện Thiệu Hóa.
Đến trước khi thực hiện công tác giảm tô (vào cuối 1953), đại xã Quảng Thịnh chia thành các xã Thiệu Quang, Thiệu Thịnh và một phần xã Thiệu Hợp.
Lúc này, xã Thiệu Quang vẫn gồm 4 thôn: Châu Trướng, Nhân Cao, Chí Cường (thay thế tên Tự Cường) và Cồn Cát.
Ngày 05/7/1977, thực hiện chủ trương sáp nhập các huyện, tỉnh nhỏ thành huyện, tỉnh lớn để tiến lên phương thức làm ăn lớn xã hội chủ nghĩa, Hội đồng Chính phủ đã ra Quyết định số 177/CP về việc giải thể huyện Thiệu Hóa. 15 xã nằm trong vùng tả ngạn sông Chu (trong đó có xã Thiệu Quang) sáp nhập vào huyện Yên Định và lập ra huyện mới mang tên Thiệu Yên. 16 xã còn lại của huyện Thiệu Hóa ở hữu ngạn sông Chu sáp nhập vào Đông Sơn, lập ra huyện Đông Thiệu (năm 1982 đổi theo tên cũ là Đông Sơn).
Trong thời kỳ xây dựng hợp tác xã bậc cao toàn xã khoảng năm 1977 - 1978, cả xã được phân thành các đội sản xuất đánh theo số. Đến khi hợp tác xã chuyển đổi mô hình hoạt động năm 1992, các đội trên địa bàn đổi tên thành thôn như hiện tại (gồm 11 thôn).
Ngày 18/11/1996, huyện Thiệu Hóa được tái lập theo Nghị định số 72/CP của Chính phủ. Bắt đầu từ ngày 01/01/1997, tổ chức hành chính huyện Thiệu Hóa chính thức hoạt động trở lại và có địa giới hành chính giống như trước ngày 05/7/1977. Xã Thiệu Quang lại trở về là đơn vị hành chính của huyện Thiệu Hóa và giữ ổn định như vậy cho tới nay.
LỊCH SỬ ĐỊA DANH CỦA XÃ THIỆU QUANG TỪ ĐẦU THẾ KỶ XIX ĐẾN NAY
(Nguồn tham khảo: Đồng Khánh địa dư chí (1887), Địa chí huyện Thiệu Hóa (2010), Các tổng trấn xã danh bị lãm (2012), Wikipedia, v.v...).
----------------
Chú thích:
(*) Năm Tự Đức thứ 14 (1861), xã và tổng Phùng Cầu đổi tên thành Phùng Thịnh do kiêng húy chữ "Cầu" (tên húy mẫu thân Định vương Nguyễn Phúc Thuần là Nguyễn Thị Ngọc Cầu).
(**) Năm Gia Long thứ 14 (1815), phủ Thiệu Thiên đổi tên thành phủ Thiệu Hóa.
(***) Năm Minh Mệnh thứ 12 (1831), nhà vua thực hiện cải cách hành chính, đơn vị trấn đổi thành tỉnh, lúc này, trấn Thanh Hoa đổi thành tỉnh Thanh Hoa. Tiếp đó, năm Thiệu Trị thứ nhất (1841), vì kiêng húy chữ "Hoa" (tên huý Hoàng thái hậu Hồ Thị Hoa - mẹ vua Thiệu Trị), đổi gọi tỉnh Thanh Hóa.

Các bạn có thể đọc thêm một số bài viết hay khác ở phía dưới.



Nguồn: Du Trần

Monday, April 3, 2017

Tốp những quán CAFE uống phục vụ tốt nhất xã Thiệu Quang

Thiệu Quang là xã nông nghiệp truyền thống trong những năm gần đây có tốc phát triển kinh tế đã có sự vượt bậc, nhất là đơn vị hành chính làng Chí Cường của xã hiện nay nổi lên rất nhiều loại hình kinh doanh và dịch vụ lớn. Ngoài việc phát triển ngành nghề kinh tế trồng trọt và chăn nuôi truyền thống thì loại hình dịch vụ đang có xu hướng phát triển mạnh như: loại hình kinh doanh hàng tạp hóa, sửa chữa các loại xe, phân bón...và một số loại hình kinh doanh khác đáp ứng theo xu hướng phát triển kinh tế của xã nhà. 

Nhưng bài viết hôm nay mình sẽ đề cập đến một loại kinh doanh đang hot hiện nay đó là loại hình kinh doanh quán nước giải khát, có thể nói đây là một loại hình kinh doanh khá phổ biến hiện nay và có thể trong tương lai loại hình này vẫn phát triển một cách mạnh mẽ. Cho đến thời điểm hiện tại loại hình kinh doanh này đang có lợi nhuận thu nhập khá cao vốn đầu tư ít mà thu lại lợ nhuận nhanh chóng. Nói sơ qua như vậy chắc các bạn đã hình dung ra loại hình kinh doanh gì rồi phải không, như đúng tiêu đề bài viết hôm nay mình sẽ chia sẻ một số quán nước giải khát, cà phê nổi bật của xã Thiệu Quang cho mọi người biết nhé.

Bản thân mình thì cũng ít khi đi uống cà phê và gặp gỡ bạn bè tán gẫu vì điều kiện công việc của mình cũng không cho phép mình thực hiện những việc đó. Nhưng mỗi khi có dịp về quê mình thỉnh thoảng cũng hay qua mấy quán quen ở làng Chí Cường ngồi uống nhâm nhi ly cà phê với mấy đứa bạn cấp ba. Nói đến chuyện cà phê là sẽ có nhiều bạn hình dung ra một số quán rồi phải không, nếu tính đi từ làng Châu Chướng xuống đến làng Chí Cường thì dịch vụ kinh doanh quán CAFE chỉ bắt đầu xuất hiện từ làng Nhân Cao và Chí Cường mà thôi, còn với địa phận làng Châu Trướng do điều kiện kinh doanh và môi trường kinh doanh không có tiềm năng nên người dân ở đây họ không phát triển mô hình kinh doanh này. Ở đây miình xin đi điểm danh Top một số quán cà phê nổi trội hiện nay trên địa bàn xã nhà nhé.

SỐ 1: Quán cafe anh Hùng Hội.

Tốp những quán CAFE uống phục vụ tốt nhất xã Thiệu Quang
Hình ảnh minh họa
Quán cafe này mình cũng chưa từng qua uống bao giờ, cũng chưa từng thưởng thức hương vị cà phê ở đây nhưng mình cũng đã từng qua quán này khá nhiều lần, nhất là thời gian gần đây anh chủ quán này đã thay đổi và nâng cấp khá nhiều thiết kế phòng uống, không gian quán cũng trở nên trang trọng và cũng có nét gì đó đổi mới theo cổ. Mình công nhận anh ấy là người trẻ nhưng rất có tư duy kinh doanh rất tốt.

Hiện nay vấn đề kinh doanh gì ở nông thôn đang là một trong số chủ đề hót hiện nay của các bạn trẻ, với lĩnh vực kinh doanh quán cafe như thế này là một ví dụ điển hình cho xu hướng kinh doanh trong năm 2017. Nếu các bạn có ý định và sẽ theo hướng kinh doanh ở nông thôn thì hãy đọc bài này nhé.
====>> Xu hướng kinh doanh lãi lớn ở nông thông năm 2017 là gi?

SỐ 2: Quán cafe anh Ánh Cư

Tốp những quán CAFE uống phục vụ tốt nhất xã Thiệu Quang
Hình minh họa

Đây là quán cafe mà mình hay uống ở đây, mình thấy quán này phục vụ khá tốt, mặc dù quán này ở vùng nông thôn nhưng anh chị chủ quán ở đây cũng phục vụ khá tốt và dĩ nhiên phục vụ nhiệt tình sẽ đồng nghĩa với việc sẽ thu hút được rất nhiều khách tới uống cafe ở đó. Phần lớn khách đến uống cafe ở đây chủ yếu là các bạn thanh niên, một số người dân ở đó và cũng có một số em cấp 3 lựa chọn quán này là quán quen thuộc. 
Còn rất nhiều quán phục vụ hay nữa, mình chưa biết hết nên tạm thời mình đăng tạm lên nhé. Các bạn còn biết quán nào thì góp ý giúp mình để mình hoàn thiện bài hơn nhé.

Các bạn có thể đọc thêm một số bài viết hay ở phía dưới.



Người viết : Du Trần