Showing posts with label Hình ảnh đẹp. Show all posts
Showing posts with label Hình ảnh đẹp. Show all posts

Thursday, August 29, 2019

Bài thơ: Chí Cường Thiệu Quang

http://thieuquangquetoi.blogspot.com/2019/08/bai-tho-chi-cuong-thieu-quang.html

Tôi trở về Chí Cường Thiệu Quang tôi
Là cái nôi nuôi tôi nên khôn lớn
Hạt lúa vàng hạt mồ hôi chát mặn
Tôi lớn lên trong tình làng nghĩa nặng

Chia cho nhau ngụm nước mát trưa hè
Đường quê tôi rộn tiếng ve ngân
Chiều triền đê cánh diều thơ khát vọng
Có cánh cò bên nôi mẹ hát

Nếu cuộc đời cho tôi điều khác
Xin được trở về ngày tháng tuổi thơ
Ngây ngô hát trên con đường nhỏ
Được đùa vui cùng lũ bạn tắm mưa

Bao thời gian thấm thoát thoi đưa
Chí Cường Thiệu Quang đã thay áo mới
Đường thênh thang xe khách đón đi về
Cổng làng hiên ngang sừng sửng đuề huề

Người đi xa trở về quê xây dựng
Trọn nghĩa quê mình thắm tình quê ta
Chí Cường Thiệu Quang tiếng máy reo ca
Máy gặt reo em nở nụ cười

Cuộc sống nay thay đổi bằng mười
Đoàn kết dựng xây Chí Cường vững mạnh



TÁC GIẢ:


Hưng Vũ: Bài thơ này ông viết vào thời gian 4/5/2019 tại tỉnh Ninh Bình

Bài thơ: Thiệu Quang quê mình

http://thieuquangquetoi.blogspot.com/2019/08/bai-tho-thieu-quang-que-minh.html

Thiệu Quang quê mình tình nghĩa lắm em ơi
Sông Mã trong xanh hiền hòa lắm đấy
Dù đi xa vẫn đong đầy mãi vậy
Thật yêu thương sao thấy quá ngọt ngào

Sông Mã hiền hòa ôm núi xanh cao
Lòng mãi nhớ dạt dào không thể thiếu
Có đi xa con tim mình mới hiểu
Bến nước sân đình yêu lắm quê Hương
 
Sông mã quê hương vương mãi tuổi thơ
Vẫn mộng vẫn mơ ngày trở về bến đợi
Những tháng hè ta cùng nhau bơi lội
Dù xa nhau ta nối lại tình thơ
 
Thiệu Quang quê mình tình đọng trong tôi
Nhớ thương nhau tình trao nhau bình dị
Quê hương tôi Tình chúng mình mãi giữ
Cứ vẹn nguyên như máu thịt của chính mình
Bến nước
Sân đình
Quê mình
. Yêu thương



TÁC GIẢ:


Hưng Vũ: Bài thơ này được viết vào thời gian 15/4/2017 tại tỉnh Ninh Bình

Wednesday, August 28, 2019

Thiệu Quang mùa lúa chín đẹp nhất trong năm


Nếu bạn có cơ hội đặt chân đến đất Thiệu Quang quê tôi vào tháng 9,10 hàng năm bạn không chỉ bị mê hoặc bởi màu vàng của lúa chín, mà còn say đắm bởi lòng hiếu khách của con người nơi đây.
http://thieuquangquetoi.blogspot.com/2019/08/thieu-quang-mua-lua-chin-dep-nhat-trong.html
Bà con nhân dân cùng nhau thu hoạt lúa
Thiệu Quang là một trong 28 xã của huyện Thiệu Hóa chuyên làm nghề nghề trồng lúa nước truyền thống. Nằm ở hữu ngạn của sông Mã thuộc phía Đông Bắc của huyện Thiệu Hóa. Phía đồng giáp với xã Hoàng Khánh và Hoàng Xuân của huyện Hoàng Hóa. Phía nam giáp với xã Thiệu Thịnh, huyện Thiệu Hóa. Phía tây giáp với xã Thiệu Hợp và xã Thiệu Giang, huyện Thiệu Hóa. Phía Bắc giáp với xã Định Thành, Định Công thuộc huyện Yên Định. Với vị trí địa lý thuận lợi như vậy Thiệu Quang thật sự đẹp hoàn mỹ trong tâm trí của kẻ lữ hành cũng như những người con xa quê hương.
Nếu bạn có ý định muốn trở về quê hương hay ý định thăm quan Thiệu Quang vào mùa lúa chín, thì thời điểm này là khoảng thời gian lý tưởng để bạn bắt đầu khởi hành. Bạn hãy chuẩn bị hành lý, trang bị cho bản thân thật kỹ những dụng vụ cần thiết để tiến hành chuyến thăm quan trãi nghiệm.
Vào tháng 9, đầu tháng 10 là thời điểm bà con nhân dân bắt đầu thu hoạch lúa vụ đông, lúc này lúa đã chín rộ khắp nơi trên cánh đồng Thiệu Quang tràn ngập tiếng cười vui của bà con được mùa bội thu. Ngoài việc thưởng lãm cảnh đẹp, các bạn còn có cơ hội cùng bà con nhân dân nơi đây thưởng thức những món ăn ngon và nét đẹp văn hóa mừng vùa lúa bội thu.
http://thieuquangquetoi.blogspot.com/2019/08/thieu-quang-mua-lua-chin-dep-nhat-trong.html

http://thieuquangquetoi.blogspot.com/2019/08/thieu-quang-mua-lua-chin-dep-nhat-trong.html
Thu hoạch lúa bằng máy gặt đập liên hoàn
Khám phá Thiệu Quang các bạn phải đi ven theo con đường đê, những cung đường uốn lượn bắt đầu từ đầu thôn Chí Cường đi qua thôn Nhân Cao và điểm cuối cùng đến thôn Châu Trướng. Từ những cung đường này ta có thể phóng tầm mắt nhìn quanh cảnh xung quanh xã Thiệu Quang, những cánh đồng màu vàng óng phảng phất mùi thơm đồng lúa chín. Những bãi dâu xanh được trồng để nuôi tằm hay những bãi chăn bò quen thuộc của nhân dân địa phương. Tất cả tạo nên một quang cảnh vùng nông thôn thơ mộng đậm tình nhân dân chất phát.
Thoáng qua mùi thơm của lúa chín, tiếng máy cắt, máy cày, tiếng xe máy chở lúa về nhà thấp thoáng đâu đó tiếng vất vả của bà con nơi đây. Mặc dù vất vả nhưng trong lòng họ vẫn vu, vui vì được vu mùa bội thu.

Cải tạo nhiều rảnh cống thoát nước “lộ thiên” tại thôn Châu Trướng


Được sự quan tâm của cấp ủy, chính quyền xã Thiệu Quang về việc cải tạo và nâng cấp các rãnh cống thoát nước lộ thiên xuống cấp trầm trọng tại thôn Châu Trướng, cho đến nay đã có nhiều rãnh cống thoát nước thải lộ thiên tại thôn Châu Trướng đã được cải tạo, nâng cấp, xử lý.
http://thieuquangquetoi.blogspot.com/2019/08/cai-tao-nhieu-ranh-cong-thoat-nuoc-lo-thien-tai-thon-chau-truong.html
Vật liệu được tập kết để xây dựng cải tạo cống, rảnh thoát nước
Trong những năm trở lại đây tình trạng ô nhiễm môi trường bắt nguồn từ rất nhiều rãnh cống thoát nước lộ thiên tại thôn Châu Trướng đã trở thành vấn đề đáng báo động ở một số xóm khu dân cư trong thôn. Vì vậy cấp ủy, chính quyền địa phương đã huy động nhân dân với phương châm “vì môi trường xanh sạch đẹp” tham gia xây dựng, đóng góp một phần công sức của mình trong việc cải tạo, nâng cấp rãnh cống thoát nước thải trong các xóm của nhân dân. 
http://thieuquangquetoi.blogspot.com/2019/08/cai-tao-nhieu-ranh-cong-thoat-nuoc-lo-thien-tai-thon-chau-truong.html
Bà con nhân dân trong xóm tham gia bàn kế hoạch xây dựng
Việc cải tạo, xử lý rảnh cống thoát nước thải dẫn đến không còn mùi hôi từ cống bốc lên như trước đây, không còn dấu hiệu của ô nhiễm môi trường trên đường lãng, ngõ xóm của nhân dân. Bà Minh (thôn Châu Trướng, xã Thiệu Quang, huyện Thiệu Hóa, tỉnh Thanh Hóa) cảm thấy rất tự hào khi bản thân bà đã đóng góp một phần công sức không nhỏ để cải tạo, xử lý rảnh nước tải, nâng cấp con đường trước gia đình của bà. Niềm mong mỏi bấy lâu nay của nhân dân trong thôn là có một con đường rộng rãi, xanh sạch đẹp, không có mùi hôi khi bước đi trên con đường đó. Dự án cải tạo, cống hóa rãnh thoát nước thải lộ thiên tại thôn Châu trướng đã trở thành hiện thực. Khi triển khai kế hoạch xây dựng thì cả xóm bắt đầu chia nhau mỗi người một nhiệm vụ vì mục tiêu chung “Xây dựng xóm trở thành tâm điểm của thôn”.
http://thieuquangquetoi.blogspot.com/2019/08/cai-tao-nhieu-ranh-cong-thoat-nuoc-lo-thien-tai-thon-chau-truong.html
Bước đầu thi công cải tạo cống, rảnh thoát nước thải
Nhà anh Hà là một trong số gia đình còn chăn nuôi gia súc, gia cầm ở trong thôn. Trước đây, việc chăn nuôi do điều kiện cơ sở vật chất chăn nuôi chật hẹp nên nước thải chăn nuôi của hộ gia đình anh vẫn đổ thẳng ra rãnh thoát nước thải ở phía trước của nhà. Gây ô nhiễm môi trường, chất lượng cuộc sống của gia đình anh và các hộ xung quanh bị ảnh hưởng nghiêm trong. Kể từ khi rãnh, cống thoát nước thải được cống hóa cả xóm, thôn thì cuộc sống của gia đình anh Hà và các hộ dân xung quanh đã trở nên dễ chịu hơn.
Với phương châm “nhân dân cùng nhau xây dựng xóm, làng xanh sạch đẹp”, chỉ sau một tháng thí điểm, ước tính đã có 600m cống được cải tạo làm thay đổi hoàn toàn cuộc sống của bà con trong thôn. Với sự đồng thuận, đồng lòng, nhiệt tình hưởng ứng tham gia của bà nhân dân trong thôn, thôn Châu trướng sẽ triển khai cải tạo hết toàn bộ hệ thống rãnh, cống thoát nước thải đã và đang bị xuống cấp, góp phần xây dựng Chương trình nông thôn mới nâng cao, nông thôn mới kiểu mẫu, tạo môi trường xanh sạch đẹp

Monday, August 26, 2019

Phát triển phong trào thể dục thể thao thôn Châu Trướng

        Chủ tịch Hồ Chí Minh từng dạy “Có sức khỏe thì làm việc gì cũng xong”, nhằm hưởng ứng cuộc vận động “Toàn dân tích cực rèn luyện sức khỏe noi theo gương chủ tịch Hồ Chí Minh”, trong thời gian gần dây phong trào thể dục thể thao ở thôn Châu Trướng, xã Thiệu Quang được phát triển một cách mạnh mẽ, với đa dạng các loại hình tập luyện. Góp phần nâng cao chất lượng sức khỏe của nhân dân, xây dựng lối sống lành mạnh và cải thiện đời sống văn hóa tinh thần của nhân dân thôn Châu Trướng nói riêng và nhân dân xã Thiệu Quang nói chung.
Trong những năm gần đây, khi mà kinh tế - xã hội phát triển mạnh mẽ, đời sống nhân dân của thôn được cải thiện nên nhu cầu về rèn luyện thể dục – thể thao được ngày càng nâng cao. Bên cạnh đó điều kiện cơ sở vật chất của thôn Châu Trướng ngày càng được cải thiện, trung tâm văn hóa thôn được xây dựng khang trang, sân thể thao rộng, tạo điều kiện thuận lợi để nhân dân được vui chơi và luyện tập thể dục thể thao một cách thường xuyên. Việc tập luyện thể dục thể thao đã dần trở thành thói quen hàng ngày của đông đảo người dân trong thôn. Với nhiều môn thể dục thể thao như: Bóng chuyền hơi (dành cho các cụ già), bóng chuyền (dành cho lứa tuổi thanh niên), tập thể dục vào buổi sáng (dành cho các cụ cao tuổi)….Bên cạnh đó còn một số bộ môn thể thao dành cho các cháu niên nhi đồng như đá bóng, đánh cầu lông,…
http://thieuquangquetoi.blogspot.com/2019/08/phat-trien-phong-trao-duc-thao-thon.html
Phong trào thể dục thể thao tại thôn Châu trướng vào mỗi buổi chiều
Ông Đỗ Đức Năng (60 tuổi, thôn Châu Trướng) cho biết: Ngày ngày mặc dù công việc của tôi bận rộn nhưng bản thân tôi luôn cố gắng tập luyện thể dục đều đặn và các buổi chiều trong ngày, tôi hay tham gia bóng chuyền hơi cùng với các ông bà trong câu lạc bộ người cao tuổi trong thôn. Nhờ đó mà sức khỏe của tôi ngày một cải thiện đáng kể và ít bệnh tật hơn”. Việc tập luyện thường xuyên của bà con nhân dân thôn Châu Trướng đã trở thành một nét văn hóa thể dục thể thao phổ biến của thôn. Ngày ngày sau những giờ làm việc mệt nhọc, bà con nhân dân thôn lại tranh thủ thời gian tập trung tập luyện thể dục thể thao, rèn luyện sức khỏe cho bản thân, tiếng cười đùa, tiếng trò chuyện, reo hò đã tạo nên không khí vui tươi của các vận động viên người cao tuổi.
http://thieuquangquetoi.blogspot.com/2019/08/phat-trien-phong-trao-duc-thao-thon.html
Câu lạc bộ bóng chuyền của thanh niên thôn Châu Trướng
          Hiện nay, trên địa bàn thôn Châu Trướng có 3 sân bóng đá, 4 sân bóng chuyền thu hút đông đảo bà con nhân dân tham gia tập luyện, đặc biệt là tầng lớp thanh thiếu niên nhi đồng trong thôn. Cứ mỗi khi các dịp lễ, Tết, các ngày truyền thống của đất nước, cấp ủy – chính quyền thôn Châu Trướng lại tổ chức các giải đấu thể dục thể thao truyền thống trong nhân dân, tạo không khí vui vẻ và nâng cao hiệu quả sản xuất nông nghiệp trong bà con nhân dân.
          Xét về thành tích đạt được trong phong trào phát triển thể dục thể thao tại thôn Châu Trướng, cho đến nay toàn thôn đã có 40% số người dân đã tham gia câu lạc bộ tập luyện thể dục thể thao thường xuyên. Hàng năm, thôn Châu trướng tích cực tuyển chọn, đào tạo, xây dựng các cá nhân có thành tích xuất sắc trong việc thi đấu tập luyện tại địa phương để tạo nguồn xây dựng các đội thi đấu thể dục thể thao ở của xã phục vụ việc thi đấu các giải cấp huyện và cấp tỉnh.

Với những thành quả mà bà con nhân dân thôn Châu Trướng đạt được không những thúc đẩy sự phát triển của phong trào thể dục – thể thao tại thôn mà còn tạo không khí vui tươi, phấn khởi trong đời sống nhân dân. Tạo sân chơi bổ ích, thu hút các hội viên tham gia. Qua đây không ngừng thúc đẩy, nâng cao đời sống tinh thần của người dân, tăng cường sự đoàn kết trong nhân dân.

Thursday, December 7, 2017

Ai bảo con gái Ngành Y là sướng

Con gái nếu theo học ngành Y Điều dưỡng liệu có khổ hay không khi đã mang trong mình đam mê, tình yêu với nghề Điều dưỡng viên này?



Nhiều lúc mẹ muốn lên thành phố thăm Linh, cô con gái rượng đang học Điều Dưỡng Trường Cao đẳng Y Thanh Hóa nhưng mẹ lại thôi vì sợ nhà nghèo sẽ tốn tiền tàu xe đi lại hơn nữa lại ảnh hưởng đến “quỹ lương” chu cấp cho con ăn học. Ngày qua ngày Linh vẫn miệt mài trên giảng đường học Y lý, rồi trực đêm bệnh viện canh giấc ngủ cho bệnh nhân. Có người bệnh đau đầu, đau bụng, không tiểu được gọi Y tá đã đành nhưng cũng có người bệnh đêm đến gọi Điều dưỡng đơn giản vì khó ngủ, nhớ nhà cần người tâm sự cho hết đêm. Trước kia, ngày Linh còn là học sinh THPT, Linh theo là cô bé học sinh học muốn theo đuổi khối D môn Toán, Văn, Anh nhưng vì thi đại học Linh hơi kém may mắn so với các bạn khác cùng trang lứa nên Linh đã Đăng ký vào học Ngành Y tại tỉnh nhà để vừa được gần gđ và vừa đỡ tốn tiền học phí của bố mẹ hơn. Mới đầu Linh cũng rất buồn vì sự may mắn không cười với mình nhưng rồi sau một thời gian Linh học tại đó, bỗng dưng niềm ao ước và tình yêu Ngành Y được trỗi dậy trong em mạnh mẽ. Bây giờ Linh cảm thấy mình càng yêu màu áo trắng hơn, màu áo thiên thần của Thiên thần hộ mệnh. Màu của sự tinh khiết cứu rỗi những người không may mắc bệnh cần sự cứu giúp của các Thầy thuốc. Năm nay, Linh đã là sinh viên  năm thứ 3 của Trường Cao đẳng Y Thanh Hóa chuyên ngành Điều Dưỡng, lúc này Linh mới hiểu đam mê nghề y phải gắn liền với sự hi sinh cống hiến cho nghề y. Đó là vì sao chỉ có học ngành y mới phải thề sẽ làm đúng theo “Lời thề Hippocrates”.
https://thieuquangquetoi.blogspot.com/2017/12/ai-bao-con-gai-nganh-y-la-suong.html

Trong quá trình học tập và thực tập tại các Bệnh viện trong tỉnh, Linh đã “quen” với rất nhiều các Bác sĩ, y tá nhưng có một điều đặc biệt là: Trong một lần tình cờ Linh đi thực tế tại bệnh viên đa khoa tỉnh Thanh Hóa, Linh đã quen một anh chàng trai Công an đang công tác tại Bệnh viện đa khoa tỉnh. Linh đã ngồi trò chuyện với anh và bắt đầu câu chuyện về công việc của anh đang làm và anh mặc dù là người ngoài Ngành y nhưng vì chị gái của anh ấy cũng đang làm Ngành Y như Linh nên anh ấy rất hiểu về công việc mà Linh đang thực tập và theo đuổi nó. Bên ngoài lề tâm sự về đặc thù Ngành của mình, anh tâm sự với Linh nhiều về những khó khăn vất vả của một cô y tá điều dưỡng đang phải làm, Làm điều dưỡng cũng vất vả không kém so với công việc của một Bác sĩ. Nghành điều dưỡng có thể học từ 2 năm là hệ trung cấp, 3 năm đối với học cao đẳng và 4 năm đổi với đại học. Còn bác sĩ phải học thời gian 6 năm mới được ra trường và trở thanh Bác sĩ. Nhưng không phải ai tốt nghiệp ra trường cũng trở thành một người bác sĩ giỏi, đặc biệt với một nghề gọi là "Bác sĩ" - "Lương y như từ mẫu". Nghề nào cũng có sự vất vả khác nhau, Linh và anh ngồi nói chuyện với nhau rất lâu và kể từ đó Anh và Linh đến với nhau bằng sự đồng cảm nghề y, bởi vì Anh biết rõ Linh đang khoắc khoác trên mình chếc áo Blouse Thiên Thần trắng là mang trên mình sứ mệnh cao cả chăm sóc sức khỏe cho người dân. Còn với Linh mặc dù cô cũng cũng yêu thích Nghành y, yêu màu áo trắng nhưng kể từ khi cô và Anh quen nhau cô cũng yêu cả màu áo xanh, màu áo của Anh chàng Công an đó mặc, màu áo của sự bình yên để giữ gìn yên bình cho Tổ quốc.
https://thieuquangquetoi.blogspot.com/2017/12/ai-bao-con-gai-nganh-y-la-suong.html

Bạn bè ai cũng ủng hộ sự lựa chọn của Linh và thầm chúc phúc cho Linh may mắn sẽ lấy được Anh chàng Công an đó vì ai cũng cho rằng cô và anh ấy rất hợp nhau và hiểu nhau. Cả Linh và anh ấy luôn đồng cảm cho nhau công việc cũng như cuộc sống mà hai người đang học tập và làm việc…dù như thế nào đi nữa nhưng với Linh chỉ có bố mẹ mới là người lo lắng cho con gái làm ngành y vì…Bố Mẹ xem thời sự thấy thân nhân người bệnh hành hung cán bộ Y tế. Mẹ nhắn cho Linh: “Bác sĩ nhiều năm trong nghề người ta có kinh nghiệm còn con gái mẹ thì là sinh viên, lơ ngơ rồi dính đòn oan. Ngày xưa con đăng ký học Cao đẳng Điều Dưỡng, mẹ đã hết mực khuyên can con là cái nghề y đầy thị phi nhưng con cứ mơ học nghề y làm Thầy thuốc để để cứu chữa cho những người không may mắc bệnh, đặc biệt là người nghèo không có tiền để chữa trị”.
https://thieuquangquetoi.blogspot.com/2017/12/ai-bao-con-gai-nganh-y-la-suong.html

https://thieuquangquetoi.blogspot.com/2017/12/ai-bao-con-gai-nganh-y-la-suong.html
Học ngành y rồi Linh mới thấy công việc mà Linh đang làm là nghề cứu người nhưng xã hội mấy người người thông cảm khi những tai biến, tai nạn nghề nghiệp mà nghề nào chẳng có nhưng người ta chỉ thích săm soi ngành y. Thậm chí có những tai nạn nghề nghiệp, hội đồng chuyên môn chưa họp, chưa đưa ra kết luận thì một số người trên mạng xã hội đã ra phán quyết do “Thầy thuốc tắc trách” dẫn đến nguyên nhân người bệnh tai biến hoặc tử vong.
Học ngành y ai cũng biết là Nghề Y lắm thị phi và cũng mấy ai giàu được bằng Nghề Y. Có chăng cuộc sống cũng là sung túc hơn chứ không thể nói cứ làm Bác sĩ sẽ giàu. Mà Bác sĩ muốn giàu thì chuyên môn phải thật giỏi người ta mới “nhờ” mà nghề nào giỏi mà chẳng giàu. Ngẫm cho cùng Nghề Y phải giàu thật nhưng là giàu Y Đức. Đó là sứ mệnh, là ước mơ, là con đường mà nhiều học sinh tốt nghiệp THPT Quốc Gia cũng sẽ chọn học Ngành Y để theo đuổi ước mơ của mình.


Saturday, May 13, 2017

Kỷ niệm thời áo trắng của tập thể lớp 12C2 (2013-2016) - Trường THPT Nguyễn Quán Nho

Mùa kỷ yếu thật là rộn ràng phải không ? trong mỗi chúng ta ai nấy cũng đều bộn bề tâm trạng suy nghĩ, suy nghĩ cho tương lai nhiều hơn, về cuộc thi THPT quốc gia ở trước mắt. Nhưng cũng thể quên được hình ảnh thân thương của những người thầy, người cô, bạn bè và cả những hàng cây dưới mái trường. 
Ôi ngày xa trường ngày của sự chia ly tình bạn hữu. Kỷ niệm thời áo trắng của tập thể lớp 12C2 (2013-2016) thật ấn tượng và đặc sắc.


Các bạn có thể xem thêm những video đặc sắc khác ở phía dưới.


Bộ kỷ yếu cực HOT của tập thể lớp 12C4 - Trường THPT Nguyễn Quán Nho

Mùa tháng 5 là mùa của thi cử, cũng là mùa duy nhất mùa của xa bạn bè, xa Thầy cô đó cũng là những kỷ niệm đáng nhớ của thời học sinh cấp ba trường THPT Nguyễn Quán Nho. Bộ kỷ yếu đáng nhớ của lớp 12C4 khóa học 2013-2016 Trường THPT Nguyễn Quán  Nho chắc chắn sẽ là ấn tượng khó phai trong lòng mỗi thành viên của lớp 12C4, cái thời nghịch nghịch nghợm nhất của tuổi học trò.


Các bạn có thể xem thêm các video đặc sắc khác ở dưới đây.


Friday, May 5, 2017

Chạch đồng - Ký ức tuổi thơ tôi

(Thiệu Quang Quê Tôi) - Lớn lên từ quê, tuổi thơ của tôi gắn liền với làng quê, đồng quê ngập tràn nắng gió, những buổi chiều chăn bò lang thang, những ngày nghỉ học cùng bạn bè hả hê, rủ nhau đi bắt chạch đồng. Với tôi, loài cá ấy là cả một “khung trời” kỷ niệm. 
Chạch đồng - Ký ức tuổi thơ tôi
Những con chạch đồng mơn mởn
Ngày đó, làng tôi có phong trào đào ao, lấy đất làm gạch, vì vậy nhà nào cũng có một cái ao trữ nước tưới rau, nuôi cá và làm cảnh, tạo nên một hệ thống ao làng dày đặc. Những hôm mưa lớn, chạch cá trong các ao làng lại theo nước chảy ra đồng. Đó cũng là lúc lũ trẻ làng tôi đội mưa đi bắt cá, đứa có “đó” thì mang “đó” đi đặt ở các cửa ao, các con mương; đứa có “rớ” thì mang “rớ” ra cất ngay trên các ao làng. Quần đùi, nón rách tung tăng trong mưa, chỉ có thế thôi mà được bao nhiêu là cá chạch, nặng chịch các giỏ, các oi mang theo. Mỗi lần mưa lớn là gác bếp nhà nào cũng đầy ắp thức ăn. Nhà tôi có 3 cái “đó”, mỗi cái một kiểu. “Đó dựng” làm bằng nan tre thưa, để đặt ở những nơi nước chảy xiết. “Đó loa kèn” đan tre dày kịt, thường đặt nơi có cống tròn. “Đó lừ” cân đối như cái ống, để đặt ở nơi nước lặng, vì tôm cá có thể chui vào được hai đầu. Những cái “đó” này, là phương tiện kiếm thức ăn cho gia đình tôi trong những ngày mưa lũ. Cha tôi thường dặn: “Con hãy tuỳ vào vị trí, mà đặt loại “đó”nào cho phù hợp, sẽ được nhiều cá hơn”. Mỗi lần trời mưa to sau những ngày nắng hạn kéo dài, là một dịp tốt để trẻ làng đi bắt cá, đúng như câu cửa miệng của chúng tôi thời đó: “Trời mưa, trời gió, vác đó đi đăng”.
Chạch đồng - Ký ức tuổi thơ tôi
Mùa chạch đồng quê tôi
Những ngày nghỉ học, nơi nào nhiều tôm lắm cá, là chúng tôi lại kháo nhau mang khau, chậu, rổ, rá, đi tát bằng được. Ngày ấy, cái khau đan bằng tre, gắn liền cùng mấy sợi dây thừng, là phương tiện tát nước phổ biến ở nông thôn, mọi nhà thường dùng để tát nước vào ruộng và tát cá. Tôi và lũ bạn biết múc nước bằng khau từ rất sớm, vì hay theo người lớn ra đồng. Mỗi lần tát cá, sau khi bắt hết tôm cá trên mặt ao, hồ, công việc còn lại là đào chạch dưới bùn. Chạch có đặc điểm riêng là khi nước cạn, chúng thường chui xuống bùn trú ẩn. Chạch cũng như lươn, thân tròn, trơn truột, rất khó cầm nắm, bắt chạch bằng tay là một việc không mấy dễ dàng. Bắt chạch trong bùn, cũng khó không kém “bắt chạch trong chum”.
Để bắt chạch sành điệu, lũ trẻ làng tôi đứa nào cũng phải trải qua một thời tập tễnh học đòi. Người tuy bé xíu, lội trong bùn bì bõm, nhưng tay thì thoăn thoắt đào xới hết cả mặt ao. Mỗi khi chạch chạm vào tay, chúng lại giãy lên đành đạch, bắn bùn tung toé để tìm đường lẩn trốn. Chạch to, khoẻ sức chui sâu, chạch nhỏ nhanh nhẹn, dễ thoát, bắt chạch dưới bùn đỏi hỏi phải tinh mắt, nhanh tay.Tát một con mương, hay một cái ao nhỏ xíu cũng được gần “nồi hai”, “nồi năm” chạch đồng; xong việc, tất cả chia phần cho nhau đều đặn. Dù lội bùn, đào chạch rất mệt, nhưng đứa nào, đứa ấy đều vui tươi, hồ hởi vì kiếm được thức ăn cho gia đình và quan trọng hơn là được nghịch bùn thỏa thích. Hôm nào tát cá, bắt chạch là hôm đó thân thể, quần áo bê bết bùn đất, chỉ còn đôi mắt rạng ngời.
Những ngày đặt “đó” hay đi tát cá, bắt được nhiều chạch, nhà nào cũng biết nuôi tạm, để làm thịt ăn dần. Chạch được làm sạch bằng tro và trấu, sau đó mới kho, rán, nướng, om, bằm viên… tuỳ thích. Mẹ tôi thường kẹp chạch vào những thanh tre tươi, rồi nướng trên bếp than hồng, vừa lật, vừa quạt cho đến khi chạch cong queo, vàng rộm. Bữa nào nhiều chạch quá, không thể nướng được thì phải om bằng trấu. Trước khi om, chạch được đổ lên lá chuối tươi, trải trên mặt đất, úp nồi đất hay chảo rang thật kín; đổ trấu lên, châm lửa om, âm ỉ mấy tiếng đồng hồ. Om chạch không mất công, nhưng phải căn thời gian thích hợp để lấy chạch ra, nếu không thì bị cháy. Sau những buổi chiều tát cá, đi trong làng, thấy trước sân nhà nào nhóm lửa nghi ngút khói, đích thị là nhà đó đang om chạch. Chạch sau khi nướng và om, người quê tôi thường kho với tương. Phi hành mỡ thơm, thả chạch vào, đổ một ít tương pha loãng, nêm gia vị và nấu. Khi mùi thơm lan toả là món chạch đồng đã sẵn sàng cho những bữa cơm. Nhiều hôm “nổi” siêng, tôi vẫn hăng hái cùng mẹ dùng dao băm chạch làm viên. Món chạch cuốn lá lốt của làng tôi, ai đã từng ăn thì sẽ còn nhớ mãi, bởi mùi vị thơm ngon và cả sự liên tưởng đến âm thanh băm chạch đều đặn đến nao lòng.
Chạch đồng - Ký ức tuổi thơ tôi
Món chạch đồng thơm ngon
Ngày mùa, chờ cha đi cày về, hay sau những buổi học, nôn nao ngồi chờ cơm của mẹ, thì bữa ăn có món chạch đồng mẹ nấu, béo ngọt, thơm lừng, là niềm mong đợi của hầu hết lũ trẻ làng tôi. Đã qua rồi cái thời cơm độn ngô khoai, cả làng luôn khát khao chuyện “cơm no, áo ấm”, nay cuộc sống thôn quê đã có bao thay đổi, nhưng món chạch đồng thì vẫn còn như tự ngày xưa. Dù lên rừng, xuống biển với bao “sơn hào hải vị” cao sang, người quê tôi đi xa cũng đâu có dễ quên được hương vị chạch đồng thân thuộc.

Các bạn có thể đọc thêm một số bài viết hay dưới đây.




Thursday, April 27, 2017

Văn nghệ chào mừng ngày 8/3 của hội phụ nữ xã Thiệu Quang

( Thiệu Quang Quê Tôi ) - Chào mừng ngày 8/3 xã Thiệu Quang long trọng tổ thức hội thi văn hóa văn nghệ của xã kỷ niệm 107 năm thành lập ngày quốc tế phụ nữ nhằm tôn vinh các chị em phụ nữ trong thời kỳ mới.

Mở đầu chương trình lễ kỷ niệm là màn biểu diễn văn nghệ của chi hội phụ nữ xã Thiệu Quang với ca khúc "Lúa Mùa Duyên Thắm" cùng những bộ áo dài truyền thống đầy sắc và những chiếc nón quay thao, các chị trong Đoàn văn nghệ của xã đã đem lại cho Hội trường màn biểu diễn đặc sắc và đầy ấn tượng.


Các bạn có thể xem những video đặc sắc khác ở phia dưới.



Thursday, April 13, 2017

Không thi tốt nghiệp THPT được áp dụng từ năm 2018

(Thiệu Quang Quê Tôi ) - Mới đây theo dự thảo chương trình giáo dục phổ thông mới sẽ áp dụng năm 2018, điều kiện xét tốt nghiệp THPT chỉ cần học sinh học đủ số môn và không phải thi tốt nghiệp như các năm trước.
Quy định về việc xét tốt nghiệp THPT là một điểm mới đáng chú ý nhất trong dự thảo chương trình giáo dục phổ thông mới lần này.
Không thi tốt nghiệp THPT từ năm 2018
Học sinh không phải thi tốt nghiệp từ năm 2018
Dự thảo chương trình giáo dục phổ thông công bố lần này nêu ra 3 hình thức đánh giá:
  • Hình thức thứ nhất: Đánh giá thường xuyên do giáo viên phụ trách môn học tổ chức thực hiện dựa trên kết quả đánh giá của giáo viên, phụ huynh, bản thân học sinh và của các học sinh khác trong tổ, trong lớp.
  • Hình thức thứ hai: Đánh giá định kỳ do cơ sở giáo dục tổ chức thực hiện. Học sinh hoàn thành các môn học, tích lũy đủ kết quả đánh giá theo quy định của Bộ GD&ĐT được cấp bằng tốt nghiệp.
  • Hình thức thứ ba: đánh giá trên diện rộng ở cấp quốc gia, cấp địa phương, do tổ chức kiểm định chất lượng cấp quốc gia hoặc cấp tỉnh, thành phố trực thuộc T.Ư tổ chức để phục vụ công tác quản lý các hoạt động dạy học, phát triển chương trình và nâng cao chất lượng giáo dục.
Theo đó, từ năm 2018, để được cấp bằng tốt nghiệp THPT, học sinh không phải trải qua kỳ thi THPT quốc gia như hiện nay mà việc xét tốt nghiệp sẽ phụ thuộc vào việc đánh giá định kỳ do chính trường THPT tổ chức thực hiện.
Trả lời báo chí, GS Nguyễn Minh Thuyết, Tổng chủ biên chương trình giáo dục phổ thông mới tiết lộ, lãnh đạo Bộ GD&ĐT đã phân công Vụ Giáo dục trung học chủ trì, phối hợp với Cục Khảo thí và Kiểm định chất lượng giáo dục, Ban Phát triển chương trình nghiên cứu, đề xuất lộ trình đổi mới đánh giá kết quả giáo dục và xét tốt nghiệp khi cấp THPT triển khai chương trình mới.
Dự thảo chương trình giáo dục phổ thông mới được công bố lần này để lấy tham khảo ý kiến rộng rãi trong xã hội. Sau đó, Bộ GD&ĐT sẽ tiếp thu ý kiến và công bố chương trình giáo dục phổ thông mới chính thức và áp dụng từ năm học 2018 - 2019.

Các bạn có thể đọc một số bài viết hay khác ở phía dưới.




Monday, April 3, 2017

Tốp những quán CAFE uống phục vụ tốt nhất xã Thiệu Quang

Thiệu Quang là xã nông nghiệp truyền thống trong những năm gần đây có tốc phát triển kinh tế đã có sự vượt bậc, nhất là đơn vị hành chính làng Chí Cường của xã hiện nay nổi lên rất nhiều loại hình kinh doanh và dịch vụ lớn. Ngoài việc phát triển ngành nghề kinh tế trồng trọt và chăn nuôi truyền thống thì loại hình dịch vụ đang có xu hướng phát triển mạnh như: loại hình kinh doanh hàng tạp hóa, sửa chữa các loại xe, phân bón...và một số loại hình kinh doanh khác đáp ứng theo xu hướng phát triển kinh tế của xã nhà. 

Nhưng bài viết hôm nay mình sẽ đề cập đến một loại kinh doanh đang hot hiện nay đó là loại hình kinh doanh quán nước giải khát, có thể nói đây là một loại hình kinh doanh khá phổ biến hiện nay và có thể trong tương lai loại hình này vẫn phát triển một cách mạnh mẽ. Cho đến thời điểm hiện tại loại hình kinh doanh này đang có lợi nhuận thu nhập khá cao vốn đầu tư ít mà thu lại lợ nhuận nhanh chóng. Nói sơ qua như vậy chắc các bạn đã hình dung ra loại hình kinh doanh gì rồi phải không, như đúng tiêu đề bài viết hôm nay mình sẽ chia sẻ một số quán nước giải khát, cà phê nổi bật của xã Thiệu Quang cho mọi người biết nhé.

Bản thân mình thì cũng ít khi đi uống cà phê và gặp gỡ bạn bè tán gẫu vì điều kiện công việc của mình cũng không cho phép mình thực hiện những việc đó. Nhưng mỗi khi có dịp về quê mình thỉnh thoảng cũng hay qua mấy quán quen ở làng Chí Cường ngồi uống nhâm nhi ly cà phê với mấy đứa bạn cấp ba. Nói đến chuyện cà phê là sẽ có nhiều bạn hình dung ra một số quán rồi phải không, nếu tính đi từ làng Châu Chướng xuống đến làng Chí Cường thì dịch vụ kinh doanh quán CAFE chỉ bắt đầu xuất hiện từ làng Nhân Cao và Chí Cường mà thôi, còn với địa phận làng Châu Trướng do điều kiện kinh doanh và môi trường kinh doanh không có tiềm năng nên người dân ở đây họ không phát triển mô hình kinh doanh này. Ở đây miình xin đi điểm danh Top một số quán cà phê nổi trội hiện nay trên địa bàn xã nhà nhé.

SỐ 1: Quán cafe anh Hùng Hội.

Tốp những quán CAFE uống phục vụ tốt nhất xã Thiệu Quang
Hình ảnh minh họa
Quán cafe này mình cũng chưa từng qua uống bao giờ, cũng chưa từng thưởng thức hương vị cà phê ở đây nhưng mình cũng đã từng qua quán này khá nhiều lần, nhất là thời gian gần đây anh chủ quán này đã thay đổi và nâng cấp khá nhiều thiết kế phòng uống, không gian quán cũng trở nên trang trọng và cũng có nét gì đó đổi mới theo cổ. Mình công nhận anh ấy là người trẻ nhưng rất có tư duy kinh doanh rất tốt.

Hiện nay vấn đề kinh doanh gì ở nông thôn đang là một trong số chủ đề hót hiện nay của các bạn trẻ, với lĩnh vực kinh doanh quán cafe như thế này là một ví dụ điển hình cho xu hướng kinh doanh trong năm 2017. Nếu các bạn có ý định và sẽ theo hướng kinh doanh ở nông thôn thì hãy đọc bài này nhé.
====>> Xu hướng kinh doanh lãi lớn ở nông thông năm 2017 là gi?

SỐ 2: Quán cafe anh Ánh Cư

Tốp những quán CAFE uống phục vụ tốt nhất xã Thiệu Quang
Hình minh họa

Đây là quán cafe mà mình hay uống ở đây, mình thấy quán này phục vụ khá tốt, mặc dù quán này ở vùng nông thôn nhưng anh chị chủ quán ở đây cũng phục vụ khá tốt và dĩ nhiên phục vụ nhiệt tình sẽ đồng nghĩa với việc sẽ thu hút được rất nhiều khách tới uống cafe ở đó. Phần lớn khách đến uống cafe ở đây chủ yếu là các bạn thanh niên, một số người dân ở đó và cũng có một số em cấp 3 lựa chọn quán này là quán quen thuộc. 
Còn rất nhiều quán phục vụ hay nữa, mình chưa biết hết nên tạm thời mình đăng tạm lên nhé. Các bạn còn biết quán nào thì góp ý giúp mình để mình hoàn thiện bài hơn nhé.

Các bạn có thể đọc thêm một số bài viết hay ở phía dưới.



Người viết : Du Trần

Sunday, March 26, 2017

Nghề trồng dâu nuôi tằm ở xã Thiệu Quang

Thiệu Quang là một vùng đất thuần nông, đất nông nghiệp chuyên trồng xen canh cây lúa nước và các cây hoa màu vụ đông chuyên dụng khác như xu hào, bắp cải, ngô, khoai lang, khoai tây, sắn,… và rất nhiều cay rau màu khác chủ yếu là để đáp ứng nhu cầu đời sống của bà con nông dân là chính. Trong những năm gần đây ngoài cây trồng chính một năm hai vụ người dân xã Thiệu Quang chủ yếu là cây lúa nước thì nay xã Thiệu Quang còn làm một nghề mới đó là nghề trồng dâu nuôi tằm.
Nghề trồng dâu nuôi tằm là một nghề khá vất vả, so với nghề trồng lúa nước thì nghề trồng dâu nuôi tằm có thu nhập kinh tế hơn cho người nông dân, nhưng đa phần sản lượng nuôi trồng làm ra phụ thuộc nhiều vào thời tiết và cách thức nuôi tằm của từng hộ gia đình.  Cách đây vài thập kỷ trở về trước nghề trồng dâu nuôi tằm đã phát triển mạnh ở một số tỉnh thành miền bắc và bắt đầu du nhập về xã Thiệu Quang từ năm 2001 cho đến nay. Tính đến thời điểm này nghề trông dâu nuôi tằm đã phát triển được 16 năm ở địa phương này và mang lại hiệu quả kinh tế cao so với nghề trồng lúc nước truyền thống.
Đơn vị hành chính xã Thiệu Quang được chia thành bốn đơn vị nhỏ đó là làng Châu Chướng, làng Nhân Cao, làng Chí Cường và thôn 11 Đồng Cách giáp với địa phận của xã Thiệu Giang nhưng nghề trồng dâu nuôi tằm chỉ tập trung chủ yếu ở hai làng: làng Châu Chướng và Nhân Cao. Đi dọc theo trục đường đê sông Mã (hay còn gọi là đường Cái sông Mã)  từ làng Nhân Cao đến làng Châu Chướng ta sẽ thấy một dãy cây xanh đó chính là những bãi dâu xanh mướt và um tùm. Nhờ sự chăm sóc bón phân tận tình của những người nông dân nơi đây mà những cây dâu này trở nên ngày càng xanh tươi tốt lá hứa hẹn đem lại vụ nuôi tằm bội thu.

Nghề trồng dâu nuôi tằm ở xã Thiệu Quang

Để có thể nuôi tằm thì người dân phải tiến hành trồng dâu, công việc trông dâu lấy lá cho tằm ăn mới là một bước đầu của nghề mà căn bản là phương pháp nuôi tằm và chăm sóc tằm làm sao cho hiệu quả, để đem lại năng suất cao. Muốn nuôi được tằm thì người dân ở địa phương cần phải chuẩn bị rất nhiều công đoạn đó là làm giõng để nong tằm, sắm sửa những chiếc nong nhỏ để bắt đầu nuôi tằm khi chúng bắt đầu nở và ở lứa tuổi tằm nhỏ. Vòng đời của tằm rất ngắn, thời gian chăm sóc tằm từ lúc mới nở ra khỏi trứng đến lúc tằm kéo thành kén để xuất bán chỉ trong vòng 1 tháng hoặc ít hơn 1 tháng. Chính vì thế chỉ sau một đợt nuôi tằm ngắn trong một tháng thì người dân đã có thể có thêm thu nhập và sẽ tiếp tục nuôi tằm ở lứa mới.


Nghề trồng dâu nuôi tằm ở xã Thiệu Quang


Nghề trồng dâu nuôi tằm ở xã Thiệu Quang
Tằm là một loại động vật côn trùng họ hàng của loài sâu bướm thiên nhiên, tằm được chia làm hai loài đó là loài tằm trắng và loài  tằm vàng. Tằm trắng thường được người dân nuôi vào đầu năm và cuối năm, còn tằm vàng thì được người dân nuôi vào khoảng giữa năm trở đi. Nhưng nếu so về giá thành tiền kén của hai loài tằm này thì tằm trắng có giá thành kén cao hơn loài tằm vàng, tằm trắng thường giá kén dao động từ 70-90 nghìn đồng/1kg, còn tằm vàng thì chỉ ở mức 60-70 nghìn đồng/1kg. Ngoài ra tằm có một số công dụng khác như có thể ngâm rượu thuốc và có thể ăn tằm như một món ăn khoái khẩu của nhiều người. Bởi vậy tằm có giá trị kinh tế rất cao và có nhiều ứng dụng trong cuộc sống cũng như làm thuốc.
Tằm không phải là loài dễ nuôi, và sinh trưởng trong 4 giai đoạn(người dân địa phương gọi là 4 lứa tuổi), tuổi 1 là lúc bắt đầu tằm mới nở ra khỏi trứng, tuổi 2 là lúc tằm sau một đợt lột xác đầu tiên(hay còn gọi là ngủ lần đầu tiền), tuổi 3 là lúc tằm lột xác trong lần thứ hai, và tuổi 4 là lứa tuổi cuối cùng lần lột xác lần thứ 3. Nhưng không dùng lại ở đó để nuôi đến lúc tằm ăn rộ thì tằm phải lột xác tiếp lần thứ 4 để tằm bắt đầu ăn lá rộ,(tằm ăn nhiều và liên tục trong nhiều ngày). Để nuôi được tằm có thể sinh trưởng và phát triển tốt thì cần phải nuôi tằm trong môi trường sạch sẽ, thoáng mát vào mùa hè và ấm áp vào mùa đông. Bên cạnh đó nếu vào mùa hè thời tiết  quá nóng thì trong quá trình nuôi tằm người dân nuôi tằm phải bật quạt liên tục cho tằm từ tuổi 4 đến hết thời kỳ ăn rộ. Nếu mùa đông thời tiết quá lạnh thì người nuôi tằm phải phủ ấm cho tằm để đảm bảo sức khỏe cho tằm sinh trưởng và phát triên tốt. Mặt khác trong qua trình chăn nuôi tằm khâu chế biến lá cũng là một phần quan trọng của việc quyết định đến năng suất của lứa tằm đó. Lá được chế biến sơ qua bao gồm các công đoạn sau:đầu tiên sau khi người dân hái lá dâu về thì khi mang về nhà họ phải bỏ dâu ra ngoài sàn nhà để một thời gian ngắn để lá dâu không bị nóng sau thời gian ấp ủ trong bì, nếu lá dâu bị mưa ướt thì họ phải phơi hong khô mới được cho tằm ăn lá dâu đó. Lá dâu không được có những lá vàng, lá úa hay là không đảm bảo chất lượng mà lá dâu cho tằm ăn là lá phải đảm bảo độ xanh tươi, và độ giòn của lá dâu vừa phải. Có như vậy khi tằm ăn những lá dâu đó, tằm mới khỏe mạnh và có điều kiện sinh trưởng và phát triển tốt.
Nói đến Nghề trồng dâu nuôi tằm của xã Thiêu Quang là phải nói những hình ảnh thân thiện của người dân xã Thiệu Quang, những con người thân thiện và chất phát đậm chất miền quê. Chúng tôi đã có dịp được theo bước chân một người dân của địa phương trong xã Thiệu Quang đi hái dâu, tôi có lưu lại một vài bức ảnh đẹp về người nông dân chất phát vùng quê này. Người chúng tôi muốn kể đó là bác là Vũ Thị Minh thôn 2, làng Châu Chướng, xã Thiệu Quang. Sau khi được trò truyện và tâm sự cùng với bác, bác rất vui vẻ và ân cần chia sẻ lại với chúng tôi về cuộc sống hiện tại của bác và của dân địa phương làng Châu Chướng. Bác có kể lại cho tôi nghe nhiều điều về người dân ở nơi đây, nhiều nghành nghề ở Làng Châu đã và đang phát triển, đặc biệt là về nghề lúa nước truyền thống ở quê nơi bác sinh sống. Gia đình bác là một trong những gia đình có hoàn cảnh khó khăn của xã Thiệu Quang, trong những năm vừa qua được sự ưu tiên các cấp Ủy Đảng  chính quyền xã Thiệu Quang, cán bộ và nhân dân xã Thiệu Quang đã đồng cảm với hoàn cảnh gia đình của bác và ủng hộ đưa gia đình nhà bác vào diện chính sách hộ nghèo của xã. Chính điều này đã cho bác có thêm động lực để vượt lên trên hoàn cảnh và số phận của mình tiếp tục sản xuất nuôi gia đình của mình.  Bác là người sống thân thiện, hòa nhã với bà  láng giếng trong thôn, nhất là trong các phong trào sinh hoạt của địa phương bác cũng là thành viên tích cực tham gia và hoạt động tốt các phong trào mà địa phương đã kêu gọi. Đây mới là hình ảnh thân thương và đáng trân trọng của người dân xã Thiệu Quang và hi vọng rằng trong những năm tới chúng tôi sau khi gặp lại gia đình bác, gia đình bác sẽ ổn định kinh tế hơn và sẽ càng gặp nhiều niềm vui trong nụ cười của Bác.
Nghề trồng dâu nuôi tằm ở xã Thiệu Quang


Nghề trồng dâu nuôi tằm ở xã Thiệu Quang


Nghề trồng dâu nuôi tằm ở xã Thiệu Quang
Ảnh : Bác Vũ Thị Minh 
Kết thúc cuộc nói chuyện với bác Minh tôi cảm thấy mình thật sự cảm thông với hoàn cảnh gia đình của người dân nơi đây, thấy được những vất vả, nhọc nhằn và những hình ảnh đẹp hiền hậu, chất phát của người dân nơi này. Dù trong cuộc sống của họ có gặp nhiều khó khăn và vất vả nhưng  họ vẫn vui tươi, phấn khởi vẫn sẽ tiếp tục lao động sản xuất để trang trãi cuộc sống của gia đình và hi vọng sẽ một ngày gần nhất họ sẽ vượt qua được sự khó khăn đó có được cuộc sống ấm no và hạnh phúc hơn.

Các bạn có thể đọc thêm một số bài viết hay khắc ở phía dưới.