Showing posts with label Xã hội. Show all posts
Showing posts with label Xã hội. Show all posts

Wednesday, April 26, 2017

Những sự thật kinh hoàng về Đình, Chùa, Miếu của xã Thiệu Quang

(Thiệu Quang Quê Tôi) - Ngày nay, xã hội hiện đại càng phát triển đời sống vật chất của con người càng được nâng cao, không những trong sinh hoạt đời sống vật chất mà còn trong sinh hoạt tinh thần của người dân cũng được cải thiện. Sự phát triển đó đã kéo theo nhiều lợi ích tinh thần khác của người dân được thay đổi trong đó có những phong tục tập quán và tín ngưỡng tâm linh phát triển một cách mạnh mẽ. Trở về những thập niên về trước khi mà cuộc sống của người dân cả nước còn khổ cực, do còn chịu hậu quả nhiều từ hai cuộc chiến tranh thì việc phát triển văn hóa tâm linh còn hạn chế rất nhiều, và nhất là với người dân xã Thiệu Quang trong thời điểm đó cũng vậy, cuộc sống còn gặp nhiều khó khăn, cơm ăn không đủ no, áo mặc bị thiếu thốn cho nên việc lập ra các ngôi đình, các chùa, miếu thờ thật sự là điều rất hiếm thấy.  Bên cạnh đó còn một số ngôi đình làng, chùa, miếu khác đã được xây dựng từ lâu đời nhưng do không được dân ta không bảo vệ giữ gìn bởi vậy những ngôi đình, chùa, miếu này đã bị phá hủy và không còn tồn tại cho đến bây giờ.
Nhưng rồi trong những năm gần đây việc tái tạo và tu bổ lại các đình làng, chùa, các miếu thờ lại được nhân dân coi trọng và ngày càng phát triển mạnh mẽ hơn không những tại địa bàn của xã mà còn rất nhiều nơi trên nước. Những công trình này đã và đang được tái tạo lại để đáp ứng được những nhu cầu tín ngưỡng của người dân địa phương cũng như của những người dân khác khi đặt chân đến địa phương mình. Điều này có nghĩa rằng văn hóa đời sống tâm linh của nhân dân ta ngày càng phát triển và có tính thiêng liêng cao quý.
Những sự thật kinh hoàng về Đình, Chùa, Miếu của xã Thiệu Quang
Hình ảnh mang tính minh họa
Nhắc gợi nhớ đến những câu chuyện ma có thật, những vấn đề tín ngưỡng thế giới tâm linh tại các ngôi đình làng, chùa, các miếu ở địa phương thì tôi có được nghe  kể rất nhiều về những câu chuyện ma, những sự tích tâm linh có thật từ những cụ già tuổi ở trong làng và có thể nói là thật sự ghê sợ nếu như bản thân tôi không thật sự tỉnh táo. Bên cạnh đó còn rất nhiều những câu truyện truyền miệng khác của người dân địa phương trong làng kể về những sự tích đó, chính những điều đó đã làm tôi thấy cảm thấy tò mò và bắt đầu đi tìm hiểu về những điều mà tôi bắt đầu chia sẻ sau đây. Nhà tôi nằm ở địa phận làng Châu Trướng, ngày xưa khi tôi đang còn nhỏ, trong tiềm thức của tôi vẫn chưa hề biết những điều gì về những hình ảnh tâm linh hay kể cả những chuyện ma có thật trong lời kể của mẹ, thế rồi bản thân tôi lớn lên từng ngày,  tôi bắt đầu tiếp xúc với những vấn đề đó và bắt đầu tìm hiểu sâu một chút về thế giới tâm linh ở địa phương, qua thời gian tôi tìm hiểu và chiêm nghiệm rằng đó là những điều mà trước đó tôi đã được nghe kể thật sự là có thật, không những đó là những câu truyện truyền thuyết dân gian mà nó là sự thật hiển nhiên và chúng đang sống chung và đan xen với cuộc sống hiện tại của mỗi chúng ta. Điều tôi sắp nói tới đây có lẽ đã hé lộ một chút gì đó rồi, đó chính là những địa điểm tâm linh ở những ngôi đình, chùa, miếu của của xã và cũng có thể nói rằng đây là những địa điểm linh thiêng vô hình buộc chúng ta nên để ý một chút khi đến những nơi này. 
Thiệu Quang không phải là đất có nền văn hóa tâm linh thật sự nổi trội, có nhiều đình, chùa, miếu thờ nhưng đa phần là do phong tục sinh hoạt đời sống văn hóa tâm linh lâu đời của người dân mà hình thành lên nó. Trên những cơ sở đó tôi sẽ nếu ra một số địa điểm và tôi biết và đương nhiên những người đọc bài này của tôi cũng biết điều đó. Một số ngôi đình làng lớn của xã Thiệu Quang thì tôi xin kể đến đó là đình làng văn hóa Châu Trướng và đình làng của làng văn hóa Chí Cường đây được xem là những ngôi đình linh thiêng nhất của làng, còn với địa bàn hành chính làng Nhân Cao cũng có đình làng văn hóa Nhân Cao nhưng do qua sự tìm hiểu của tôi thì tôi thấy tại đây văn hóa sinh hoạt tâm linh hầu như là ít bởi thế nên tôi không liệt kê vào trong danh sách này. Với chùa thì hiện nay xã Thiệu Quang chưa có một ngôi chùa nào lớn đa phần chỉ là sự tái tạo nhỏ của người dân về lịch sử mảnh đất về trước của những ngôi chùa đó mà xây dựng thành. Còn với các miếu thờ thì sao? một số miếu thờ tôi cũng chỉ biết và nghe qua lời kể của một số cụ trong làng và cũng chỉ đưa ra được một số miếu thời thiêng nhất mà tôi đã từng biết đó là miếu thờ gần địa điểm Trạm bơm nước của làng Châu Trướng và một số miếu thờ nằm ven đê giáp với đê con sông Mã, nhất là miếu thờ nằm ngay trên đường đi xuống bến đò Vàng (nằm ở đâu làng Nhân Cao) và một số miếu thờ nhỏ ở chạy dọc ở ven đê sông Mã của làng Chí Cường cũng rất linh thiêng. Tôi nghĩ sẽ còn rất nhiều ngôi Miếu nữa mà tôi chưa được biết và cũng chắc chắn cũng rất thiêng liêng nếu như văn hoa sinh hoạt tâm linh của dân ta thật sự có hiệu quả.
Thật sự mà nói thủa xưa khi mà các đình làng, các miếu thờ này chưa được tu bổ, chưa được xây dựng nhiều như bây giờ thì vấn đề linh thiêng của những ngôi đình, chùa, miếu này chưa bị tác động mãnh mẽ (hay còn gọi là ít linh thiêng ) nhưng cho đến nay cuộc sống nhân dân ta được nâng cao, đời sống tinh thần được cải thiện nhân dân địa phương đã tiến hành tu bổ, xây dựng, cải tạo, nâng cấp các đình làng và các miếu này, chính điều này đã tạo nên hiện tượng tâm linh thần bí và mong“Các Ngài về và phù hộ độ trì cho chúng sinh”. Và ở tại những địa điểm đó khi mà các Ngài về mọi việc làm sinh hoạt hàng ngày của nhân dân ta có thể làm ảnh hưởng đến sự “Ngự trị” của các Ngài và có thể gây nên tai họa cho dân ta nếu không biết kiêng kỵ. Hay nói một cách nôm na chúng ta phải nghĩ đến các Ngài vô hình thiêng ngăn cản hoặc làm gián đoạn hoạt động của dân ta nếu ta không trình báo cho Ngài.
Những sự thật kinh hoàng về Đình, Chùa, Miếu của xã Thiệu Quang
Hình ảnh mang tính minh họa
Các bạn có tin rằng là người trần thế nào thì người thế giới âm như vậy không? cũng như trên trần gian có các quan trần, sự quản lý của nhà nước ở thì dưới âm giới có các quan âm giới và sự quản lý của họ đời thực thế nào thì âm giới như vậy cũng như câu “thế giới hiện thực thế của diễn ra thế nào thì thế giới tâm linh của họ cũng như vậy” đấy là quan điểm của bản thân mình cũng như nhiều quan điểm khác của người dân địa phương đều khẳng định chung một quan điểm đó. Bởi vậy nên mọi thứ thực hư của thế giới bên kia là hoàn toàn có thật và tồn tại song song với cuộc sống của chúng ta. Một vấn đề khác mà mình muốn đề cập ở đây đó là đa số những ngôi đình làng, chùa và miếu ngày xưa phần lớn là do bị đập phá hoặc do phá hủy nhiều là do việc thực hiện đường lối chủ trương của nước ta trong việc xây dựng và đổi mới của đất nước đa phần số này không được tu bổ lại cũng như làm mất mát nhiều di tích của đình và các miếu cũng như các dụng cụ thờ cúng ngày xưa. Bên cạnh đó một số nơi dưới sự quản lý của nhà nước, nhà nước có thể thu hồi những mảnh đất của đình của miếu đã bị phá rồi và làm nơi ở của người dân mà không hề hay biết. Nhưng họ có biết rằng khi họ ăn ở sinh sống ở đó vô hình chung họ không hề hay biết rằng việc sống trên đất của đình của miếu là đã phạm đến đất của các Ngài, của các Thánh mà chưa có sự cho phép của các Ngài, và đến lúc nào đấy thời gian phù hợp lúc này các Ngài sẽ về răn đe và đòi nợ người trần thế chúng ta và sẵn sàng trừng phạt con người chúng ta bất cứ khi nào. 
Những sự thật kinh hoàng về Đình, Chùa, Miếu của xã Thiệu Quang
Hình ảnh mang tính minh họa
Nghe có vẻ hơi kỳ lạ và có chút gì đó thật hoang tưởng nhỉ, nhưng đó là điều sự thật sự hiển nhiên không hoang đường, hư ảo chút nào. Qua cuộc sống mình cũng đã chiêm nghiệm được điều đó, rất nhiều chuyện phản ánh đúng hiện tượng này, có như vậy mình mới đúc kết được kinh nghiệm và để chia sẻ cho mọi người biết thêm về những sự thật rừng rợn này. Xét cho cùng khi con người đã đụng chạm đến phạm vi của các Ngài là chúng ta vô hình mang trọng trách tội trạng trong người và sẽ được các Ngài đến đòi nợ bất cứ khi nào có thể, bởi thế lúc trước thế hệ của các cụ già trong làng, các ông đi trước có những người tham gia vào việc phá hủy, tháo dở các công trình về đình , chùa, miếu thờ thì đều bị mất sớm hoặc gia đình của các cụ có thể chịu hậu quả lâu dài về sau do sự trừng phạt và đòi nợ của các Ngài Thành hoàng làng (ở đây chúng ta có thể hiểu rằng đó là sự đền tội lại những việc đã làm trước đó). Theo quan điểm của Phật giáo thì việc sống cũng như chết đi, hay gặp phải họa nạn, tai nạn những điều đó đều là số trời đã quy định sẵn cho con người và con người phải trãi qua để trả tiếp nợ nần trong tiền kiếp và không ai có thể thay đổi được số phận đó. Việc con người gây ra nhiều tội lỗi ở kiếp người này thì đó là hậu quả của kiếp trước gây ra nhiều điều oan trái, không tu đến nơi đến trốn, không chịu khó tu hành giác ngộ, khi không trả hết cái nợ của duyên kiếp trước cho đến kiếp này chính bản thân họ phải trãi qua để tiếp tục trả hết duyên nợ mà số trời đã chứng phận.
Những điều trên đây mình vừa mới nói tới một số khía cạnh nhỏ của việc xâm phạm đến địa phân, danh giới của các Ngài Thành hoàng làng tại các đình làng và các miếu thờ, không những là hành động phá hủy không đâu mà với những người có dã tâm tham lam, bất chính khi đã lấy của đình của chùa, miếu thì họ cũng phải chịu kết quả tượng tự. Họ cứ nghĩ rằng việc họ làm đó là cái miễn phí, cái trời cho và sẽ không ai biết nhưng có ai ngờ đâu việc nào người trần chúng ta làm đều bị các Ngài biết hết từ những việc nhỏ nhất. Có người trẻ tuổi vì lòng tham lấy của đền của chùa đem bán hay đem về làm đồ sử dụng của gia đình thì đều bị bệnh ung thư  và mất sớm, cũng có người gia đình gặp nhiều khó khăn mà lấy thì đều bị các Ngài trừng phạt gieo họa nào thì bị ác báo quả đấy, cuộc sống đã khổ nay càng khổ hơn, cuộc sống càng lâm vào cảnh trăm đường khổ đau không tìm ra lối thoát. Nói như vậy thôi chắc mọi người đã hiểu những vấn đề sâu sa đó. Những vấn đề mang tính thiêng liêng của thế giới tâm linh của thế giới huyền bí mà cho đến nay con người chưa thể giải thích nổi sự huyền bí đó, đó cũng là sức mạnh, là niềm tin và cũng là nỗi đau của nhiều người khi vi phạm tam giới địa âm.

Những sự thật kinh hoàng về Đình, Chùa, Miếu của xã Thiệu Quang
Hình ảnh mang tính minh họa
Cho đến nay mặc dù các đình chùa, miếu thờ của các làng bị phá hủy nhiều nhưng hiện tại đã được tu bổ lại để đáp ứng nền văn hóa tâm linh của dân ta bởi lẽ vì nhiều hiện tượng thần bí diễn ra một cách khách quan đã tác động mạnh đến tâm lý của người dân, nên mọi người cũng đã có nhận thức sâu sắc hơn về những vấn đề này. Với địa bàn xã Thiệu Quang hiện nay việc xây dụng tô bổ lại các đình, các miếu làng đã được cải tổ một cách mạnh mẽ và đồng bộ nhằm đáp ứng nhiều hơn cho đời sống tâm linh của người dân, bên cạnh đó dân ta còn chịu trách nhiệm thờ cúng các Ngài Thanh hoàng làng, cũng như các miếu thờ để các Ngài có thể ngự trị ở đó thuận lợi hơn, qua đó với sự che trở của các Ngài thì đời sống của nhân dân được ấm no, phù hộ cho họ sức khỏe, phù hộ cho họ làm ăn gặp may mắn trong cuộc sống. Đây thật sự là nền văn hóa tâm linh đáng quý của nhân dân địa phương. Theo tục lệ của dân làng thì cứ đến mùng một và rằm (ngày 15 hàng tháng thì người dân địa phương sẽ ra đình và miếu để dâng lễ lên các Ngài và làm thủ tục cúng dâng lên các Ngài như một lễ nghi cầu tiến để được sự giúp đỡ của Ngài). Nếu xét về vấn đề tâm linh cũng như câu nói “phú quý sinh lễ nghĩa” thì việc nghi lễ ngày càng nhiều thì việc dụ dỗ những linh hồn, vong hồn đói khát ở nhiều nơi cũng tìm đến nơi đình, chùa, miếu để xin ăn và chúng chỉ ở xung quanh bên ngoài của đình, miếu, chùa đó. Chúng tiềm tàng, ẩn hình khi mà cực dương của con người đẩy mạnh cực âm, và khi cực âm của chúng đẩy mạnh cực dương thì đó chính là lúc mà những thứ kỳ lạ đó hoạt động và nếu như một người nào đó đi qua đó vào thời gian đó sẽ có thể bắt gặp những điều đó diễn ra. Điều này có thể cho người đó sợ sệt hoặc k sợ sệt nhưng nhìn chung chúng ta không nên ra đường vào lúc cực âm đẩy cực dương mạnh mẽ và đó chính là lúc linh hồn, vong hồn hoạt động mạnh. Rất có thể sẽ có một người nào đó yếu bóng vía vô tình chạm nó sẽ có thể mất vía vì điều kỳ lạ đó mang đi. Ngày nay những hiện tượng về sự hiện diện của vong hồn theo khoa học hiện đại cũng đã phải công nhận mặc dù chưa thể chứng minh được điều đó. 
Những sự thật kinh hoàng về Đình, Chùa, Miếu của xã Thiệu Quang
Hình ảnh mang tính minh họa
Chúng ta sống ở thời điểm này, là một người hiện đại sống theo phong cách hiện đại phải biết cách sống hòa hợp với thế giới âm dương, không những tôn trọng những quy luật trên trần tốt và cần phải tôn trọng những quy luật của giới âm, chính vì thế dù chúng ta có đi đến đâu chăng nữa khi đặt chân tới những địa điểm ngôi đình làng, chùa , hay miếu thờ thì đều phải lưu ý với bản thân: đừng tự ý làm nhé các bạn; đừng tự ý làm điều gì khi mà không có sự cho phép của các Ngài cũng như những người được giao trọng trách quản lý ở đó, đừng lấy đi thứ gì nếu không có sự cho phép mặc dù các bạn thấy nó thật sự đẹp mắt, giả sử rằng dù các bạn đã chót lấy đi nhưng lúc nếu có tâm trả lại thì vẫn phải mang tội dù đó là tội nhỏ. Hãy nâng cao tính kiêng kỵ, tính thiêng liêng của thế giới tâm linh ở những nơi này, đồng thời các bạn cũng không nên qua những chỗ này vào các thời điểm từ 12h đêm trở đi, đây là lúc cực dương của chúng ta yếu đi mạnh mẽ bị cực âm đẩy mạnh nhất nếu vô tình qua đây các bạn có thể sẽ gánh hậu quả cho bản thân đây. Hi vọng qua bài viết chia sẻ này mọi người sẽ được nhìn nhận cách khách quan hơn về tính tâm linh của thế giới tâm linh một thế giới đang tác động chi phối âm thầm đến đời sống và tinh thần của chúng ta.

Các bạn có thể đọc thêm một số bài viết hay khác ở phía dưới

Nguồn: Du Trần 

Tuesday, April 4, 2017

Lịch sử địa danh của xã Thiệu Quang từ đầu thế kỷ XIX đến nay

Quá trình hình thành và phát triển của  xã Thiệu Quang từ thế kỷ XIX cho đến nay
I. THỜI KỲ TRƯỚC CÁCH MẠNG THÁNG TÁM NĂM 1945
Đầu thế kỷ XIX thời vua Gia Long triều Nguyễn, theo sách "Các trấn tổng xã danh bị lãm", tương ứng với địa giới hành chính xã Thiệu Quang hiện nay có các thôn, xã sau:

1- Thôn Chu Trướng (hay Châu Trướng), thuộc xã Ngọc Trướng, tổng Hải Quật, huyện Yên Định, phủ Thiệu Thiên, trấn Thanh Hoa. Tên gọi nôm na là làng Nồi hoặc Chiềng Nồi.

2- Xã Như Lăng (tên nôm gọi là làng Ngói), thuộc tổng Phùng Cầu(*), huyện Thụy Nguyên, phủ Thiệu Thiên(**), trấn Thanh Hoa(***).

3- Xã Lỗ Tự (tên nôm gọi là làng Tử), thuộc tổng Phùng Cầu, huyện Thụy Nguyên, phủ Thiệu Thiên, trấn Thanh Hoa.

II. THỜI KỲ SAU CÁCH MẠNG THÁNG TÁM NĂM 1945 ĐẾN NAY

Sau khi Cách mạng tháng Tám năm 1945 thành công, các đơn vị hành chính trung gian là phủ, châu, tổng bị bãi bỏ, lúc này, huyện Thụy Nguyên phân thành 2 huyện: Thiệu Hóa và Ngọc Lặc.

Lúc bấy giờ, địa phương có 4 thôn sau:
1- Châu Trướng (giữ nguyên tên như trước năm 1945)
2- Nhân Cao (đổi tên từ xã Như Lăng)
3- Tự Cường (đổi tên từ xã Lỗ Tự)
4- Cồn Cát (thường gọi là làng Mới)
Ở thời điểm đó, tất cả các thôn làng kể trên nằm trong đại xã Quảng Thịnh, huyện Thiệu Hóa.
Đến trước khi thực hiện công tác giảm tô (vào cuối 1953), đại xã Quảng Thịnh chia thành các xã Thiệu Quang, Thiệu Thịnh và một phần xã Thiệu Hợp.
Lúc này, xã Thiệu Quang vẫn gồm 4 thôn: Châu Trướng, Nhân Cao, Chí Cường (thay thế tên Tự Cường) và Cồn Cát.
Ngày 05/7/1977, thực hiện chủ trương sáp nhập các huyện, tỉnh nhỏ thành huyện, tỉnh lớn để tiến lên phương thức làm ăn lớn xã hội chủ nghĩa, Hội đồng Chính phủ đã ra Quyết định số 177/CP về việc giải thể huyện Thiệu Hóa. 15 xã nằm trong vùng tả ngạn sông Chu (trong đó có xã Thiệu Quang) sáp nhập vào huyện Yên Định và lập ra huyện mới mang tên Thiệu Yên. 16 xã còn lại của huyện Thiệu Hóa ở hữu ngạn sông Chu sáp nhập vào Đông Sơn, lập ra huyện Đông Thiệu (năm 1982 đổi theo tên cũ là Đông Sơn).
Trong thời kỳ xây dựng hợp tác xã bậc cao toàn xã khoảng năm 1977 - 1978, cả xã được phân thành các đội sản xuất đánh theo số. Đến khi hợp tác xã chuyển đổi mô hình hoạt động năm 1992, các đội trên địa bàn đổi tên thành thôn như hiện tại (gồm 11 thôn).
Ngày 18/11/1996, huyện Thiệu Hóa được tái lập theo Nghị định số 72/CP của Chính phủ. Bắt đầu từ ngày 01/01/1997, tổ chức hành chính huyện Thiệu Hóa chính thức hoạt động trở lại và có địa giới hành chính giống như trước ngày 05/7/1977. Xã Thiệu Quang lại trở về là đơn vị hành chính của huyện Thiệu Hóa và giữ ổn định như vậy cho tới nay.
LỊCH SỬ ĐỊA DANH CỦA XÃ THIỆU QUANG TỪ ĐẦU THẾ KỶ XIX ĐẾN NAY
(Nguồn tham khảo: Đồng Khánh địa dư chí (1887), Địa chí huyện Thiệu Hóa (2010), Các tổng trấn xã danh bị lãm (2012), Wikipedia, v.v...).
----------------
Chú thích:
(*) Năm Tự Đức thứ 14 (1861), xã và tổng Phùng Cầu đổi tên thành Phùng Thịnh do kiêng húy chữ "Cầu" (tên húy mẫu thân Định vương Nguyễn Phúc Thuần là Nguyễn Thị Ngọc Cầu).
(**) Năm Gia Long thứ 14 (1815), phủ Thiệu Thiên đổi tên thành phủ Thiệu Hóa.
(***) Năm Minh Mệnh thứ 12 (1831), nhà vua thực hiện cải cách hành chính, đơn vị trấn đổi thành tỉnh, lúc này, trấn Thanh Hoa đổi thành tỉnh Thanh Hoa. Tiếp đó, năm Thiệu Trị thứ nhất (1841), vì kiêng húy chữ "Hoa" (tên huý Hoàng thái hậu Hồ Thị Hoa - mẹ vua Thiệu Trị), đổi gọi tỉnh Thanh Hóa.

Các bạn có thể đọc thêm một số bài viết hay khác ở phía dưới.



Nguồn: Du Trần

Monday, April 3, 2017

Tốp những quán CAFE uống phục vụ tốt nhất xã Thiệu Quang

Thiệu Quang là xã nông nghiệp truyền thống trong những năm gần đây có tốc phát triển kinh tế đã có sự vượt bậc, nhất là đơn vị hành chính làng Chí Cường của xã hiện nay nổi lên rất nhiều loại hình kinh doanh và dịch vụ lớn. Ngoài việc phát triển ngành nghề kinh tế trồng trọt và chăn nuôi truyền thống thì loại hình dịch vụ đang có xu hướng phát triển mạnh như: loại hình kinh doanh hàng tạp hóa, sửa chữa các loại xe, phân bón...và một số loại hình kinh doanh khác đáp ứng theo xu hướng phát triển kinh tế của xã nhà. 

Nhưng bài viết hôm nay mình sẽ đề cập đến một loại kinh doanh đang hot hiện nay đó là loại hình kinh doanh quán nước giải khát, có thể nói đây là một loại hình kinh doanh khá phổ biến hiện nay và có thể trong tương lai loại hình này vẫn phát triển một cách mạnh mẽ. Cho đến thời điểm hiện tại loại hình kinh doanh này đang có lợi nhuận thu nhập khá cao vốn đầu tư ít mà thu lại lợ nhuận nhanh chóng. Nói sơ qua như vậy chắc các bạn đã hình dung ra loại hình kinh doanh gì rồi phải không, như đúng tiêu đề bài viết hôm nay mình sẽ chia sẻ một số quán nước giải khát, cà phê nổi bật của xã Thiệu Quang cho mọi người biết nhé.

Bản thân mình thì cũng ít khi đi uống cà phê và gặp gỡ bạn bè tán gẫu vì điều kiện công việc của mình cũng không cho phép mình thực hiện những việc đó. Nhưng mỗi khi có dịp về quê mình thỉnh thoảng cũng hay qua mấy quán quen ở làng Chí Cường ngồi uống nhâm nhi ly cà phê với mấy đứa bạn cấp ba. Nói đến chuyện cà phê là sẽ có nhiều bạn hình dung ra một số quán rồi phải không, nếu tính đi từ làng Châu Chướng xuống đến làng Chí Cường thì dịch vụ kinh doanh quán CAFE chỉ bắt đầu xuất hiện từ làng Nhân Cao và Chí Cường mà thôi, còn với địa phận làng Châu Trướng do điều kiện kinh doanh và môi trường kinh doanh không có tiềm năng nên người dân ở đây họ không phát triển mô hình kinh doanh này. Ở đây miình xin đi điểm danh Top một số quán cà phê nổi trội hiện nay trên địa bàn xã nhà nhé.

SỐ 1: Quán cafe anh Hùng Hội.

Tốp những quán CAFE uống phục vụ tốt nhất xã Thiệu Quang
Hình ảnh minh họa
Quán cafe này mình cũng chưa từng qua uống bao giờ, cũng chưa từng thưởng thức hương vị cà phê ở đây nhưng mình cũng đã từng qua quán này khá nhiều lần, nhất là thời gian gần đây anh chủ quán này đã thay đổi và nâng cấp khá nhiều thiết kế phòng uống, không gian quán cũng trở nên trang trọng và cũng có nét gì đó đổi mới theo cổ. Mình công nhận anh ấy là người trẻ nhưng rất có tư duy kinh doanh rất tốt.

Hiện nay vấn đề kinh doanh gì ở nông thôn đang là một trong số chủ đề hót hiện nay của các bạn trẻ, với lĩnh vực kinh doanh quán cafe như thế này là một ví dụ điển hình cho xu hướng kinh doanh trong năm 2017. Nếu các bạn có ý định và sẽ theo hướng kinh doanh ở nông thôn thì hãy đọc bài này nhé.
====>> Xu hướng kinh doanh lãi lớn ở nông thông năm 2017 là gi?

SỐ 2: Quán cafe anh Ánh Cư

Tốp những quán CAFE uống phục vụ tốt nhất xã Thiệu Quang
Hình minh họa

Đây là quán cafe mà mình hay uống ở đây, mình thấy quán này phục vụ khá tốt, mặc dù quán này ở vùng nông thôn nhưng anh chị chủ quán ở đây cũng phục vụ khá tốt và dĩ nhiên phục vụ nhiệt tình sẽ đồng nghĩa với việc sẽ thu hút được rất nhiều khách tới uống cafe ở đó. Phần lớn khách đến uống cafe ở đây chủ yếu là các bạn thanh niên, một số người dân ở đó và cũng có một số em cấp 3 lựa chọn quán này là quán quen thuộc. 
Còn rất nhiều quán phục vụ hay nữa, mình chưa biết hết nên tạm thời mình đăng tạm lên nhé. Các bạn còn biết quán nào thì góp ý giúp mình để mình hoàn thiện bài hơn nhé.

Các bạn có thể đọc thêm một số bài viết hay ở phía dưới.



Người viết : Du Trần

Thursday, March 30, 2017

Màn biểu diễn đặc sắc của các bé trường Mầm non xã Thiệu Quang năm 2017

Màn biểu diễn đặc sắc của các bé trường Mầm non xã Thiệu quang trong năm 2017. 


Các bạn có thể xem thêm những video đặc sắc khác ở dưới




Sunday, March 26, 2017

Nghề trồng dâu nuôi tằm ở xã Thiệu Quang

Thiệu Quang là một vùng đất thuần nông, đất nông nghiệp chuyên trồng xen canh cây lúa nước và các cây hoa màu vụ đông chuyên dụng khác như xu hào, bắp cải, ngô, khoai lang, khoai tây, sắn,… và rất nhiều cay rau màu khác chủ yếu là để đáp ứng nhu cầu đời sống của bà con nông dân là chính. Trong những năm gần đây ngoài cây trồng chính một năm hai vụ người dân xã Thiệu Quang chủ yếu là cây lúa nước thì nay xã Thiệu Quang còn làm một nghề mới đó là nghề trồng dâu nuôi tằm.
Nghề trồng dâu nuôi tằm là một nghề khá vất vả, so với nghề trồng lúa nước thì nghề trồng dâu nuôi tằm có thu nhập kinh tế hơn cho người nông dân, nhưng đa phần sản lượng nuôi trồng làm ra phụ thuộc nhiều vào thời tiết và cách thức nuôi tằm của từng hộ gia đình.  Cách đây vài thập kỷ trở về trước nghề trồng dâu nuôi tằm đã phát triển mạnh ở một số tỉnh thành miền bắc và bắt đầu du nhập về xã Thiệu Quang từ năm 2001 cho đến nay. Tính đến thời điểm này nghề trông dâu nuôi tằm đã phát triển được 16 năm ở địa phương này và mang lại hiệu quả kinh tế cao so với nghề trồng lúc nước truyền thống.
Đơn vị hành chính xã Thiệu Quang được chia thành bốn đơn vị nhỏ đó là làng Châu Chướng, làng Nhân Cao, làng Chí Cường và thôn 11 Đồng Cách giáp với địa phận của xã Thiệu Giang nhưng nghề trồng dâu nuôi tằm chỉ tập trung chủ yếu ở hai làng: làng Châu Chướng và Nhân Cao. Đi dọc theo trục đường đê sông Mã (hay còn gọi là đường Cái sông Mã)  từ làng Nhân Cao đến làng Châu Chướng ta sẽ thấy một dãy cây xanh đó chính là những bãi dâu xanh mướt và um tùm. Nhờ sự chăm sóc bón phân tận tình của những người nông dân nơi đây mà những cây dâu này trở nên ngày càng xanh tươi tốt lá hứa hẹn đem lại vụ nuôi tằm bội thu.

Nghề trồng dâu nuôi tằm ở xã Thiệu Quang

Để có thể nuôi tằm thì người dân phải tiến hành trồng dâu, công việc trông dâu lấy lá cho tằm ăn mới là một bước đầu của nghề mà căn bản là phương pháp nuôi tằm và chăm sóc tằm làm sao cho hiệu quả, để đem lại năng suất cao. Muốn nuôi được tằm thì người dân ở địa phương cần phải chuẩn bị rất nhiều công đoạn đó là làm giõng để nong tằm, sắm sửa những chiếc nong nhỏ để bắt đầu nuôi tằm khi chúng bắt đầu nở và ở lứa tuổi tằm nhỏ. Vòng đời của tằm rất ngắn, thời gian chăm sóc tằm từ lúc mới nở ra khỏi trứng đến lúc tằm kéo thành kén để xuất bán chỉ trong vòng 1 tháng hoặc ít hơn 1 tháng. Chính vì thế chỉ sau một đợt nuôi tằm ngắn trong một tháng thì người dân đã có thể có thêm thu nhập và sẽ tiếp tục nuôi tằm ở lứa mới.


Nghề trồng dâu nuôi tằm ở xã Thiệu Quang


Nghề trồng dâu nuôi tằm ở xã Thiệu Quang
Tằm là một loại động vật côn trùng họ hàng của loài sâu bướm thiên nhiên, tằm được chia làm hai loài đó là loài tằm trắng và loài  tằm vàng. Tằm trắng thường được người dân nuôi vào đầu năm và cuối năm, còn tằm vàng thì được người dân nuôi vào khoảng giữa năm trở đi. Nhưng nếu so về giá thành tiền kén của hai loài tằm này thì tằm trắng có giá thành kén cao hơn loài tằm vàng, tằm trắng thường giá kén dao động từ 70-90 nghìn đồng/1kg, còn tằm vàng thì chỉ ở mức 60-70 nghìn đồng/1kg. Ngoài ra tằm có một số công dụng khác như có thể ngâm rượu thuốc và có thể ăn tằm như một món ăn khoái khẩu của nhiều người. Bởi vậy tằm có giá trị kinh tế rất cao và có nhiều ứng dụng trong cuộc sống cũng như làm thuốc.
Tằm không phải là loài dễ nuôi, và sinh trưởng trong 4 giai đoạn(người dân địa phương gọi là 4 lứa tuổi), tuổi 1 là lúc bắt đầu tằm mới nở ra khỏi trứng, tuổi 2 là lúc tằm sau một đợt lột xác đầu tiên(hay còn gọi là ngủ lần đầu tiền), tuổi 3 là lúc tằm lột xác trong lần thứ hai, và tuổi 4 là lứa tuổi cuối cùng lần lột xác lần thứ 3. Nhưng không dùng lại ở đó để nuôi đến lúc tằm ăn rộ thì tằm phải lột xác tiếp lần thứ 4 để tằm bắt đầu ăn lá rộ,(tằm ăn nhiều và liên tục trong nhiều ngày). Để nuôi được tằm có thể sinh trưởng và phát triển tốt thì cần phải nuôi tằm trong môi trường sạch sẽ, thoáng mát vào mùa hè và ấm áp vào mùa đông. Bên cạnh đó nếu vào mùa hè thời tiết  quá nóng thì trong quá trình nuôi tằm người dân nuôi tằm phải bật quạt liên tục cho tằm từ tuổi 4 đến hết thời kỳ ăn rộ. Nếu mùa đông thời tiết quá lạnh thì người nuôi tằm phải phủ ấm cho tằm để đảm bảo sức khỏe cho tằm sinh trưởng và phát triên tốt. Mặt khác trong qua trình chăn nuôi tằm khâu chế biến lá cũng là một phần quan trọng của việc quyết định đến năng suất của lứa tằm đó. Lá được chế biến sơ qua bao gồm các công đoạn sau:đầu tiên sau khi người dân hái lá dâu về thì khi mang về nhà họ phải bỏ dâu ra ngoài sàn nhà để một thời gian ngắn để lá dâu không bị nóng sau thời gian ấp ủ trong bì, nếu lá dâu bị mưa ướt thì họ phải phơi hong khô mới được cho tằm ăn lá dâu đó. Lá dâu không được có những lá vàng, lá úa hay là không đảm bảo chất lượng mà lá dâu cho tằm ăn là lá phải đảm bảo độ xanh tươi, và độ giòn của lá dâu vừa phải. Có như vậy khi tằm ăn những lá dâu đó, tằm mới khỏe mạnh và có điều kiện sinh trưởng và phát triển tốt.
Nói đến Nghề trồng dâu nuôi tằm của xã Thiêu Quang là phải nói những hình ảnh thân thiện của người dân xã Thiệu Quang, những con người thân thiện và chất phát đậm chất miền quê. Chúng tôi đã có dịp được theo bước chân một người dân của địa phương trong xã Thiệu Quang đi hái dâu, tôi có lưu lại một vài bức ảnh đẹp về người nông dân chất phát vùng quê này. Người chúng tôi muốn kể đó là bác là Vũ Thị Minh thôn 2, làng Châu Chướng, xã Thiệu Quang. Sau khi được trò truyện và tâm sự cùng với bác, bác rất vui vẻ và ân cần chia sẻ lại với chúng tôi về cuộc sống hiện tại của bác và của dân địa phương làng Châu Chướng. Bác có kể lại cho tôi nghe nhiều điều về người dân ở nơi đây, nhiều nghành nghề ở Làng Châu đã và đang phát triển, đặc biệt là về nghề lúa nước truyền thống ở quê nơi bác sinh sống. Gia đình bác là một trong những gia đình có hoàn cảnh khó khăn của xã Thiệu Quang, trong những năm vừa qua được sự ưu tiên các cấp Ủy Đảng  chính quyền xã Thiệu Quang, cán bộ và nhân dân xã Thiệu Quang đã đồng cảm với hoàn cảnh gia đình của bác và ủng hộ đưa gia đình nhà bác vào diện chính sách hộ nghèo của xã. Chính điều này đã cho bác có thêm động lực để vượt lên trên hoàn cảnh và số phận của mình tiếp tục sản xuất nuôi gia đình của mình.  Bác là người sống thân thiện, hòa nhã với bà  láng giếng trong thôn, nhất là trong các phong trào sinh hoạt của địa phương bác cũng là thành viên tích cực tham gia và hoạt động tốt các phong trào mà địa phương đã kêu gọi. Đây mới là hình ảnh thân thương và đáng trân trọng của người dân xã Thiệu Quang và hi vọng rằng trong những năm tới chúng tôi sau khi gặp lại gia đình bác, gia đình bác sẽ ổn định kinh tế hơn và sẽ càng gặp nhiều niềm vui trong nụ cười của Bác.
Nghề trồng dâu nuôi tằm ở xã Thiệu Quang


Nghề trồng dâu nuôi tằm ở xã Thiệu Quang


Nghề trồng dâu nuôi tằm ở xã Thiệu Quang
Ảnh : Bác Vũ Thị Minh 
Kết thúc cuộc nói chuyện với bác Minh tôi cảm thấy mình thật sự cảm thông với hoàn cảnh gia đình của người dân nơi đây, thấy được những vất vả, nhọc nhằn và những hình ảnh đẹp hiền hậu, chất phát của người dân nơi này. Dù trong cuộc sống của họ có gặp nhiều khó khăn và vất vả nhưng  họ vẫn vui tươi, phấn khởi vẫn sẽ tiếp tục lao động sản xuất để trang trãi cuộc sống của gia đình và hi vọng sẽ một ngày gần nhất họ sẽ vượt qua được sự khó khăn đó có được cuộc sống ấm no và hạnh phúc hơn.

Các bạn có thể đọc thêm một số bài viết hay khắc ở phía dưới.