Showing posts with label Hình ảnh đẹp. Show all posts
Showing posts with label Hình ảnh đẹp. Show all posts

Sunday, March 26, 2017

Nghề trồng dâu nuôi tằm ở xã Thiệu Quang

Thiệu Quang là một vùng đất thuần nông, đất nông nghiệp chuyên trồng xen canh cây lúa nước và các cây hoa màu vụ đông chuyên dụng khác như xu hào, bắp cải, ngô, khoai lang, khoai tây, sắn,… và rất nhiều cay rau màu khác chủ yếu là để đáp ứng nhu cầu đời sống của bà con nông dân là chính. Trong những năm gần đây ngoài cây trồng chính một năm hai vụ người dân xã Thiệu Quang chủ yếu là cây lúa nước thì nay xã Thiệu Quang còn làm một nghề mới đó là nghề trồng dâu nuôi tằm.
Nghề trồng dâu nuôi tằm là một nghề khá vất vả, so với nghề trồng lúa nước thì nghề trồng dâu nuôi tằm có thu nhập kinh tế hơn cho người nông dân, nhưng đa phần sản lượng nuôi trồng làm ra phụ thuộc nhiều vào thời tiết và cách thức nuôi tằm của từng hộ gia đình.  Cách đây vài thập kỷ trở về trước nghề trồng dâu nuôi tằm đã phát triển mạnh ở một số tỉnh thành miền bắc và bắt đầu du nhập về xã Thiệu Quang từ năm 2001 cho đến nay. Tính đến thời điểm này nghề trông dâu nuôi tằm đã phát triển được 16 năm ở địa phương này và mang lại hiệu quả kinh tế cao so với nghề trồng lúc nước truyền thống.
Đơn vị hành chính xã Thiệu Quang được chia thành bốn đơn vị nhỏ đó là làng Châu Chướng, làng Nhân Cao, làng Chí Cường và thôn 11 Đồng Cách giáp với địa phận của xã Thiệu Giang nhưng nghề trồng dâu nuôi tằm chỉ tập trung chủ yếu ở hai làng: làng Châu Chướng và Nhân Cao. Đi dọc theo trục đường đê sông Mã (hay còn gọi là đường Cái sông Mã)  từ làng Nhân Cao đến làng Châu Chướng ta sẽ thấy một dãy cây xanh đó chính là những bãi dâu xanh mướt và um tùm. Nhờ sự chăm sóc bón phân tận tình của những người nông dân nơi đây mà những cây dâu này trở nên ngày càng xanh tươi tốt lá hứa hẹn đem lại vụ nuôi tằm bội thu.

Nghề trồng dâu nuôi tằm ở xã Thiệu Quang

Để có thể nuôi tằm thì người dân phải tiến hành trồng dâu, công việc trông dâu lấy lá cho tằm ăn mới là một bước đầu của nghề mà căn bản là phương pháp nuôi tằm và chăm sóc tằm làm sao cho hiệu quả, để đem lại năng suất cao. Muốn nuôi được tằm thì người dân ở địa phương cần phải chuẩn bị rất nhiều công đoạn đó là làm giõng để nong tằm, sắm sửa những chiếc nong nhỏ để bắt đầu nuôi tằm khi chúng bắt đầu nở và ở lứa tuổi tằm nhỏ. Vòng đời của tằm rất ngắn, thời gian chăm sóc tằm từ lúc mới nở ra khỏi trứng đến lúc tằm kéo thành kén để xuất bán chỉ trong vòng 1 tháng hoặc ít hơn 1 tháng. Chính vì thế chỉ sau một đợt nuôi tằm ngắn trong một tháng thì người dân đã có thể có thêm thu nhập và sẽ tiếp tục nuôi tằm ở lứa mới.


Nghề trồng dâu nuôi tằm ở xã Thiệu Quang


Nghề trồng dâu nuôi tằm ở xã Thiệu Quang
Tằm là một loại động vật côn trùng họ hàng của loài sâu bướm thiên nhiên, tằm được chia làm hai loài đó là loài tằm trắng và loài  tằm vàng. Tằm trắng thường được người dân nuôi vào đầu năm và cuối năm, còn tằm vàng thì được người dân nuôi vào khoảng giữa năm trở đi. Nhưng nếu so về giá thành tiền kén của hai loài tằm này thì tằm trắng có giá thành kén cao hơn loài tằm vàng, tằm trắng thường giá kén dao động từ 70-90 nghìn đồng/1kg, còn tằm vàng thì chỉ ở mức 60-70 nghìn đồng/1kg. Ngoài ra tằm có một số công dụng khác như có thể ngâm rượu thuốc và có thể ăn tằm như một món ăn khoái khẩu của nhiều người. Bởi vậy tằm có giá trị kinh tế rất cao và có nhiều ứng dụng trong cuộc sống cũng như làm thuốc.
Tằm không phải là loài dễ nuôi, và sinh trưởng trong 4 giai đoạn(người dân địa phương gọi là 4 lứa tuổi), tuổi 1 là lúc bắt đầu tằm mới nở ra khỏi trứng, tuổi 2 là lúc tằm sau một đợt lột xác đầu tiên(hay còn gọi là ngủ lần đầu tiền), tuổi 3 là lúc tằm lột xác trong lần thứ hai, và tuổi 4 là lứa tuổi cuối cùng lần lột xác lần thứ 3. Nhưng không dùng lại ở đó để nuôi đến lúc tằm ăn rộ thì tằm phải lột xác tiếp lần thứ 4 để tằm bắt đầu ăn lá rộ,(tằm ăn nhiều và liên tục trong nhiều ngày). Để nuôi được tằm có thể sinh trưởng và phát triển tốt thì cần phải nuôi tằm trong môi trường sạch sẽ, thoáng mát vào mùa hè và ấm áp vào mùa đông. Bên cạnh đó nếu vào mùa hè thời tiết  quá nóng thì trong quá trình nuôi tằm người dân nuôi tằm phải bật quạt liên tục cho tằm từ tuổi 4 đến hết thời kỳ ăn rộ. Nếu mùa đông thời tiết quá lạnh thì người nuôi tằm phải phủ ấm cho tằm để đảm bảo sức khỏe cho tằm sinh trưởng và phát triên tốt. Mặt khác trong qua trình chăn nuôi tằm khâu chế biến lá cũng là một phần quan trọng của việc quyết định đến năng suất của lứa tằm đó. Lá được chế biến sơ qua bao gồm các công đoạn sau:đầu tiên sau khi người dân hái lá dâu về thì khi mang về nhà họ phải bỏ dâu ra ngoài sàn nhà để một thời gian ngắn để lá dâu không bị nóng sau thời gian ấp ủ trong bì, nếu lá dâu bị mưa ướt thì họ phải phơi hong khô mới được cho tằm ăn lá dâu đó. Lá dâu không được có những lá vàng, lá úa hay là không đảm bảo chất lượng mà lá dâu cho tằm ăn là lá phải đảm bảo độ xanh tươi, và độ giòn của lá dâu vừa phải. Có như vậy khi tằm ăn những lá dâu đó, tằm mới khỏe mạnh và có điều kiện sinh trưởng và phát triển tốt.
Nói đến Nghề trồng dâu nuôi tằm của xã Thiêu Quang là phải nói những hình ảnh thân thiện của người dân xã Thiệu Quang, những con người thân thiện và chất phát đậm chất miền quê. Chúng tôi đã có dịp được theo bước chân một người dân của địa phương trong xã Thiệu Quang đi hái dâu, tôi có lưu lại một vài bức ảnh đẹp về người nông dân chất phát vùng quê này. Người chúng tôi muốn kể đó là bác là Vũ Thị Minh thôn 2, làng Châu Chướng, xã Thiệu Quang. Sau khi được trò truyện và tâm sự cùng với bác, bác rất vui vẻ và ân cần chia sẻ lại với chúng tôi về cuộc sống hiện tại của bác và của dân địa phương làng Châu Chướng. Bác có kể lại cho tôi nghe nhiều điều về người dân ở nơi đây, nhiều nghành nghề ở Làng Châu đã và đang phát triển, đặc biệt là về nghề lúa nước truyền thống ở quê nơi bác sinh sống. Gia đình bác là một trong những gia đình có hoàn cảnh khó khăn của xã Thiệu Quang, trong những năm vừa qua được sự ưu tiên các cấp Ủy Đảng  chính quyền xã Thiệu Quang, cán bộ và nhân dân xã Thiệu Quang đã đồng cảm với hoàn cảnh gia đình của bác và ủng hộ đưa gia đình nhà bác vào diện chính sách hộ nghèo của xã. Chính điều này đã cho bác có thêm động lực để vượt lên trên hoàn cảnh và số phận của mình tiếp tục sản xuất nuôi gia đình của mình.  Bác là người sống thân thiện, hòa nhã với bà  láng giếng trong thôn, nhất là trong các phong trào sinh hoạt của địa phương bác cũng là thành viên tích cực tham gia và hoạt động tốt các phong trào mà địa phương đã kêu gọi. Đây mới là hình ảnh thân thương và đáng trân trọng của người dân xã Thiệu Quang và hi vọng rằng trong những năm tới chúng tôi sau khi gặp lại gia đình bác, gia đình bác sẽ ổn định kinh tế hơn và sẽ càng gặp nhiều niềm vui trong nụ cười của Bác.
Nghề trồng dâu nuôi tằm ở xã Thiệu Quang


Nghề trồng dâu nuôi tằm ở xã Thiệu Quang


Nghề trồng dâu nuôi tằm ở xã Thiệu Quang
Ảnh : Bác Vũ Thị Minh 
Kết thúc cuộc nói chuyện với bác Minh tôi cảm thấy mình thật sự cảm thông với hoàn cảnh gia đình của người dân nơi đây, thấy được những vất vả, nhọc nhằn và những hình ảnh đẹp hiền hậu, chất phát của người dân nơi này. Dù trong cuộc sống của họ có gặp nhiều khó khăn và vất vả nhưng  họ vẫn vui tươi, phấn khởi vẫn sẽ tiếp tục lao động sản xuất để trang trãi cuộc sống của gia đình và hi vọng sẽ một ngày gần nhất họ sẽ vượt qua được sự khó khăn đó có được cuộc sống ấm no và hạnh phúc hơn.

Các bạn có thể đọc thêm một số bài viết hay khắc ở phía dưới.



Saturday, March 25, 2017

Chiến sĩ Trần Văn Hùng nhặt được hơn 8 triệu đống trả người bị mất

(Thiệu Quang Quê Tôi) - Đó là hành động trung thực, nhân văn của Trần Văn Hùng, binh nhất Đại đội 1, Tiểu đoàn 4, Trung đoàn 335, Sư đoàn 324, Quân khu 4.
Vào 18h30' chiều 10/11, sau bữa tối, Hùng (con trai gia đình ông Trần Văn Long, Thôn 2 xã Thiệu Quang) đi giặt quần áo. Vừa bước vào nhà tắm, Hùng nhặt được một chiếc ví trên thành giếng, trong ví có 8.400.000 đồng và nhiều giấy tờ tùy thân quan trọng mang tên Cao Văn Tuất, quê ở Thị trấn Hưng Nguyên, huyện Hưng Nguyên, Nghệ An.
Lúc này Hùng nghĩ, chiếc ví có thể của công nhân đang xây dựng doanh trại cho đơn vị. Hùng chạy vào chỗ nghỉ của công nhân để tìm người đánh mất nhưng các công nhân đang đi ăn cơm tối nên không gặp. Hùng liền quay về báo cáo với chỉ huy đại đội. Sau đó, chỉ huy đại đội đưa chiếc ví bàn giao cho Tiểu đoàn để thông báo trên hệ thống truyền thanh nội bộ.
Đến 19h30’ cùng ngày, anh Cao Văn Tuất đã lên gặp chỉ huy đơn vị và xin nhận lại chiếc ví của mình.
Chiến sĩ Trần Văn Hùng nhặt được hơn 8 triệu đống trả người bị mất
Chiến sĩ Trần Văn Hùng đang trả lại đồ cho người bị mất
Binh nhất Trần Văn Hùng chia sẻ: “Không phải tiền của mình thì không nên lấy. Trong ví có hoá đơn mua vật liệu xây dựng nên em nghĩ đây là ví của các anh công nhân xây dựng. Bố mẹ em làm ruộng nhưng mỗi lúc nông nhàn cũng tranh thủ đi làm công nhân xây dựng. Công nhân kiếm được đồng tiền về nuôi vợ con vất vả lắm nên lúc đó em chỉ mong sớm tìm người đánh mất để trả lại”.
Qua tìm hiểu đươc biết, binh nhất Trần Văn Hùng quê ở xã Thiệu Quang, huyện Thiệu Hoá, tỉnh Thanh Hoá. Sinh năm 1996, Hùng nhập ngũ từ tháng 2/ 2016.
Sau khi nhận lại chiếc ví, anh Cao Văn Tuất không giấu được sự xúc động: “Vui lắm chú ạ. Các chú bộ đội tốt quá. Tôi không nghĩ là mình sẽ tìm lại được chiếc ví đâu. Cảm ơn cán bộ, chiến sỹ rất nhiều. Đây là số tiền tôi vừa mượn về để chuẩn bị mua vật liệu và tiền ăn cho anh em công nhân. Không tìm lại được chiếc ví tôi không biết xoay đâu ra để bù số tiền đó nữa”.
Đồng chí Trung uý Lê Quang Mạnh, Chính trị viên Đại đội 1, Tiểu đoàn 4 tự hào cho biết: “Đồng chí Hùng là một chiến sỹ thật thà, chất phác, trong học tập, công tác không ngại khó khăn gian khổ, chấp hành nghiêm kỷ luật quân đội, luôn hoàn thành tốt mọi nhiệm vụ được giao, sống hoà đồng với mọi người và hay giúp đỡ đồng chí đồng đội. Binh nhất Trần Văn Hùng là một tấm gương sáng xứng đáng để chúng ta học tập”.

Các bạn có thể đọc thêm những bài viết hay ở dưới.



Cô và trò trường Mầm non xã Thiệu Quang trong hội thi Bé khỏe mầm non

Hòa chung không khí phấn khởi của hội thi Bé khỏe mầm non huyện Thiệu Hóa, ngày 24/3 vừa qua trường Mầm non xã Thiệu Quang đã tổ chức thành công rực rỡ hội thi Bé khỏe mầm non của trường và đã lựa chọn được đội thi bé khỏe mầm non xuất sắc của hội thi sẽ tham dự hội thi Bé khỏe mầm non tại huyện Thiệu hóa.
Hội thi không những là sân chơi bổ ích cho các bé mầm non của Trường mà còn là niềm động lực và phấn khởi với cô và trò trường mầm non của xã, đã đầu tư sức và của để đem lại sự thành công rực rỡ cho hội thi này.  Hội thi được tổ chức một cách quy mô với nhiều hoạt động thiết thực và bước đầu hướng cho các bé biết đến tình yêu quê hương đất nước, lòng kính yêu chủ tịch Hồ Chí Minh người là tấm gương vĩ đại của cả dân tộc Việt Nam. 

Cô và trò trường Mầm non xã Thiệu Quang trong hội thi Bé khỏe mầm non
Cô và trò trường Mầm non xã Thiệu Quang trong hội thi Bé khỏe mầm non
Cô và trò trường Mầm non xã Thiệu Quang trong hội thi Bé khỏe mầm non
Với những bông hoa rực rỡ của các em gái và những bộ quần áo đẹp mắt của các em trai đã gợi nhớ lại những năm tháng vất vả, gian nan của quân dân ta hưởng ứng phong trào lời kêu gọi “khỏe toàn dân” của chủ tịch Hồ Chí Minh trong thời kỳ hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ cứu nước. Quân và dân ta đã cùng Người rèn luyện sức khỏe, tập thể dục nâng cao tinh thần thể chất để phục vụ tốt cho kháng chiến, chủ tịch Hồ Chí Minh cho rằng “có sức khỏe thì làm việc gì cũng xong”. Chính vì thế để ghi nhớ đến lời dạy của Người, hàng năm Phòng giáo dục của huyện Thiệu hóa đã có kế hoạch và chủ trương cho các trường thuộc hệ thống giáo dục của huyện tiến hành tổ chức các hội thi về sức khỏe nhằm nâng cao sức khỏe và sức đề kháng cho các em học sinh để các em có sức khỏe tốt, đồng thời đạt được kết quả tốt trong học tập.

Hội thi được tổ chức với rất nhiều Đội tham gia dự thi cùng với một số cô giáo Mầm non trong trường làm huấn luyện viên cho các cháu.

Cô và trò trường Mầm non xã Thiệu Quang trong hội thi Bé khỏe mầm non
Cô và trò trường Mầm non xã Thiệu Quang trong hội thi Bé khỏe mầm non
Cô và trò trường Mầm non xã Thiệu Quang trong hội thi Bé khỏe mầm non
Cô và trò trường Mầm non xã Thiệu Quang trong hội thi Bé khỏe mầm non
Cô và trò trường Mầm non xã Thiệu Quang trong hội thi Bé khỏe mầm non
Cô và trò trường Mầm non xã Thiệu Quang trong hội thi Bé khỏe mầm non
Bên cạnh đó với sự hiện diện của cô giáo Hằng người dẫn chương trình rất duyên dáng, với chất giọng hay và khuôn mặt xinh xắn cô đã vận dụng tình yêu nghề của mình vào từng câu nói , từng lời thuyết dẫn tạo nên sự cuốn hút cho khán giả để mang lại hội thi thành công tốt đẹp.  Cô là một cô giáo trẻ mới ra trường và được nhận vào làm việc tại trường Mầm non xã Thiệu Quang từ năm 2015. Sở thích của cô là người thích trẻ con và yêu công việc của Ngành giáo dục Mầm non, Ngành giáo dục Mầm non là ngành rất khó mà không phải ai cũng là người có thể làm được, dù mức lương của Nghành cô giáo Mầm non so với nhiều Ngành nghề khác còn thấp nhưng với lòng nhiệt huyết, tình yêu nghề của mình cô đã vượt qua được rào cản và tiếp tục cống hiến sức tuổi trẻ của mình cho thế hệ tương tai.  

Cô và trò trường Mầm non xã Thiệu Quang trong hội thi Bé khỏe mầm non
Cô và trò trường Mầm non xã Thiệu Quang trong hội thi Bé khỏe mầm non
Tham gia hội thi ngoài cô và các đội tham gia dự hội thi còn có sự có mặt của các vị đại diện khách mời, là các phụ huynh đại diện cho rất nhiều phụ huynh của trường tham gia đánh giá và cổ cũ động viên cho cháu. Đó không chỉ là niềm vui sướng, hãnh diện của các cháu mà đó là nguồn động viên to lớn để giúp các cháu thực hiện tốt các phần thi của mình.

Cô và trò trường Mầm non xã Thiệu Quang trong hội thi Bé khỏe mầm non
Tôi được hỏi một vị phụ huynh chị là Đào Thị Dung (biệt danh Chị Dung may quân áo, Thôn 2, Làng Châu Chướng) chị cho biết ”Với các bậc phụ huynh có con nhỏ như chị, gia đình nhà chị có cháu Lê Thảo Vy tham gia dự thi hội thi lần này đó là niềm hãnh diện không những riêng chị mà còn là niềm hãnh diện của cả gia đình chị” chị cho biến thêm : “Chị ở nhà mặc dù công việc chuyên môn của chị nhiều việc, và có nhiều khách đặt hàng may mặc nhưng chị vẫn bớt chút thời gian chị dành hết sự chăm sóc và chuẩn bị tốt cho con chị vào đợt thi lần này”. Cháu Lê Thảo Vy con gái cưng của chị Đào Thị Dung.

Cô và trò trường Mầm non xã Thiệu Quang trong hội thi Bé khỏe mầm non
Cô và trò trường Mầm non xã Thiệu Quang trong hội thi Bé khỏe mầm non
Cô và trò trường Mầm non xã Thiệu Quang trong hội thi Bé khỏe mầm non
Cô và trò trường Mầm non xã Thiệu Quang trong hội thi Bé khỏe mầm non
Sau hội thi Bé khỏe mầm non lần này phần nào đó đã giúp các bé ngày càng tự tin hơn, và sẽ giúp ích được các bé được thể hiện khả năng của mình trong những năm học tiếp theo. Hi vọng trong những năm tới trường Mầm non xã Thiệu Quang ngày càng có nhiều cuộc thi như vậy để các bé học trong trường có điều kiện giao lưu các bạn cùng trang lứa trong trường và đồng thời đó cũng là sân chơi cho các bậc phụ huynh thi đua nuôi dạy cho thật tốt.

Friday, March 24, 2017

Những hình ảnh đẹp mắt của hội thi bé khỏe, bé đẹp tại trường Mầm non xã Thiệu Quang

Ngày hội thi Bé khỏe, bé đẹp của trường Mầm non xã Thiệu Quang.
Hôm nay ngày 24/3 tại trường Mầm non xã Thiệu Quang đã tổ chức hội thi bé khỏe, bé đẹp do đại diện phía Nhà trường tổ chức. Với sự tham dự của các cô giáo trong Nhà trường, các bậc phụ huynh của các em nhỏ và đặc biệt là các sự tham gia biểu diễn nhiệt tình của các bé xinh đẹp ngày hôm nay. Bên cạnh đó lòng nhiệt huyết của các cô giáo trường Mầm non xã Thiệu Quang và sự chỉ dạy tận tình cho các bé phần nào đó đã làm nên hội thi thành công rực rỡ và được nhiều phụ huynh đánh giá cao.
Sau khi kết thúc hội thi thành công, những hình ảnh bé khỏe, bé đẹp của hội thi ngày hôm nay đã được các bậc phụ huynh chụp lại và lưu lại khoảnh khắc đáng nhớ cho các bé ngày hôm nay. Trong đó có phụ huynh Trần Thị Hà (địa chỉ: Thôn 2, làng Châu Chướng, xã Thiệu Quang)  chị đã chụp ảnh và lưu giữ những hình đẹp nhất của bé gái(con gái chị). Chị cho biết rằng: "Hội thi ngày hôm nay tất cả các bé tham gia dự thi đều rất tự tin và thể hiện đúng khả năng của các bé, mặc dù do hôm nay phải chuẩn bị cho con đi thi sớm nhưng chị rất vui và phấn khởi khi được thấy con gái mình tham dự thi diễn ở hội thi hôm nay".
Đây là một số hình ảnh của bé nhà chị Trần Thị Hà. ( Cháu Nguyễn Thị Thu Huyền mặc áo phao đỏ)
Những hình ảnh đẹp mắt của hội thi bé khỏe, bé đẹp tại trường Mầm non xã Thiệu Quang


Những hình ảnh đẹp mắt của hội thi bé khỏe, bé đẹp tại trường Mầm non xã Thiệu Quang
Những hình ảnh đẹp mắt của hội thi bé khỏe, bé đẹp tại trường Mầm non xã Thiệu Quang


Những hình ảnh đẹp mắt của hội thi bé khỏe, bé đẹp tại trường Mầm non xã Thiệu Quang


Không những chị Trần Thị Hà mà còn nhiều bậc phụ huynh của các em nhỏ khác cùng chung tâm trạng với chị. Các chị và các mẹ họ đều phấn khởi khi đi tham dự buổi biểu diễn của các con mình.
Thông qua hội thi này chắc chắn các bé và các mẹ sẽ có một kỷ niệm ấn tượng với thời thơ ấu của các bé và với các bé các phụ huynh luôn là động lực chính nuôi dạy  và ươm mầm tài năng các em cho tương lai sau này.

Các bạn có thể đọc thêm một số bài viết hay khác ở phía dưới.