Showing posts with label Giải trí. Show all posts
Showing posts with label Giải trí. Show all posts

Saturday, May 13, 2017

Bộ kỷ yếu cực HOT của tập thể lớp 12C4 - Trường THPT Nguyễn Quán Nho

Mùa tháng 5 là mùa của thi cử, cũng là mùa duy nhất mùa của xa bạn bè, xa Thầy cô đó cũng là những kỷ niệm đáng nhớ của thời học sinh cấp ba trường THPT Nguyễn Quán Nho. Bộ kỷ yếu đáng nhớ của lớp 12C4 khóa học 2013-2016 Trường THPT Nguyễn Quán  Nho chắc chắn sẽ là ấn tượng khó phai trong lòng mỗi thành viên của lớp 12C4, cái thời nghịch nghịch nghợm nhất của tuổi học trò.


Các bạn có thể xem thêm các video đặc sắc khác ở dưới đây.


Trường THPT Nguyễn Quán Nho - Màn biểu diễn Nhảy Mashup cực đỉnh

Chào mừng Ngày thành lập đoàn thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh, trường THPT Nguyễn Quán Nho tổ chức văn nghệ biểu diễn chào mừng lễ kỷ niệm. Đây là buổi duyệt chương trình trước khi buổi lễ tổ chức chính tiến hành.
Màn biểu diễn của các em học sinh Nguyễn Quán Nho thật đẹp và đặc sắc!
 
Các bạn có thể xem thêm những video đặc sắc ở phía dưới đây.

Thursday, May 11, 2017

Cậu bé chơi vĩ cầm - Quà tặng cuộc sống

(Thiệu Quang Quê Tôi) - Chỉ cần không từ bỏ đam mê, thành công nhất định sẽ đến với bạn!
Hãy luôn nhớ rằng, có một cơ thể lành lặn là bạn đã vươn tới một nửa thành công rồi đấy!

Cậu bé chơi vĩ cầm - Quà tặng cuộc sống

Chúc các bạn xem phim vui vẻ!!

Mất mát - Quà tặng cuộc sống

Những ai luôn nghĩ rằng mình thiệt thòi hơn người khác thì hãy xem phim này nhé..Sống chậm lại thôi các bạn của tôi!
Mất mát - Quà tặng cuộc sống

Chúc các bạn xem phim vui vẻ !!

Tuesday, May 9, 2017

Trận Đinh La Quý phá vỡ bùa Yểm trấn long mạch của Cao Biền - Thầy phong thủy Trung Quốc

Vâng lời vua Đường, Cao Biền đến nước ta bỏ công đi khắp nơi, xem xét núi non, rừng biển, sông hồ, chỗ nào địa thế tốt, có khí địa linh, thì đều yểm cả.
Phép phong thủy phân biệt hình thế của đất làm năm loại: kim, mộc, thủy, hỏa, thổ.
Tùy theo thế đất và hình dáng của cuộc đất (giống con vật gì) để theo đó đặt tên, tiên đoán lành dữ cho những ai sử dụng cuộc đất ấy, như: lục long tranh châu, phượng hoàng ẩm thủy, hổ trục quần dương, hoặc quần tiên hội ẩm (được xem là những cuộc đất quý).
Trận Đinh La Quý phá vỡ bùa Yểm trấn long mạch của Cao Biền - Thầy phong thủy Trung Quốc
Cao Biền
Thực hư Cao Biền trấn yểm thành Đại La
Theo tư liệu lịch sử và phong thủy, Cao Biền khi sang xâm lấn nước ta đã tiến chiếm thành Đại La và cho đắp lớn thành này cao đến 2 trượng 6 thước, chu vi hơn 1982 trượng, trên thành xây 55 vọng gác, với nhiều điểm phòng vệ quân sự.
Để làm rào chắn cho thành Đại La, Cao Biền đã tập trung các hộ ở vây quanh với bốn vạn căn nhà.
Là người giỏi về thuật phong thủy, xem địa lý, đoán cát hung, nên Cao Biền đã dò xét rất kỹ vị trí để xây thành Đại La (mà sau này vua Lý Thái Tổ khi dời đô về Thăng Long đã cho xây mới lại) và dò tìm đầu mối long mạch nước ta.
Trận Đinh La Quý phá vỡ bùa Yểm trấn long mạch của Cao Biền - Thầy phong thủy Trung Quốc
Trận Yểm bùa sông Tô Lịch
Nhắc đến vua Lý Thái Tổ (tức Lý Công Uẩn), nhắc đến thành Đại La và kinh đô Thăng Long, vì đều liên quan đến việc Cao Biền sử dụng những thuật lạ của phong thủy để trấn yểm và tiêu hủy khí tượng đế vương ở nước ta thời ấy theo lệnh của vua Đường Ý tông (860 – 873).Tài liệu ghi, khi Đường Ý tông quyết định cử Cao Biền sang nước ta, đã ngầm bảo: “Trẫm nghe An Nam có nhiều ngôi đất thiên tử, ngươi tinh thâm về địa lý, nên hết sức yểm đi và vẽ hình thế đất ấy đem về cho trẫm xem”.Vâng lời vua Đường, Cao Biền đến nước ta bỏ công đi khắp nơi, xem xét núi non, rừng biển, sông hồ, chỗ nào địa thế tốt, có khí địa linh, thì đều yểm cả.Riêng núi Tản Viên là Cao Biền không dám đụng tới vì cho rằng đó là chỗ thiêng liêng của chư thần thường ngự, không thể yểm được.Trong những nơi mà Biền nhắm đến có một điểm khá quan trọng, đó là làng Cổ Pháp – nơi sẽ sinh ra bậc đế vương của trời Nam.Vì thế, sau nhiều ngày chú tâm xem xét về cuộc đất toàn vùng, Cao Biền cùng các thầy pháp và thầy địa lý của Trung Quốc đã ra tay “cắt đứt long mạch” bằng cách đục đứt sông Điềm và 19 điểm ở Phù Chấn để yểm.

La Quý nối chỗ đứt long mạch

Nhưng mưu thâm độc của vua Đường và Cao Biền trong việc phá hủy thế phong thủy và làm tan khí tượng đế vương ở nước ta đã bị một thiền sư thời ấy là ngài La Quý phá tan.Ngài La Quý là trưởng lão tu ở chùa Song Lâm, thuở nhỏ du phương tham vấn khắp nơi, sau đến gặp pháp hội của thiền sư Thông Thiện liền khai ngộ.Khi đắc pháp, ngài La Quý tùy phương diễn hóa, nói ra lời nào đều là lời sấm truyền. Ngài rất thông tuệ, nhìn xuyên sông núi, biết rõ nguồn gốc phong thủy, biết quá khứ và tiên đoán được tương lai.Trước khi mất, vào năm 85 tuổi (năm 936), ngài gọi đệ tử truyền pháp là Thiền Ông đến căn dặn:“Ngày trước, Cao Biền đã xây thành bên sông Tô Lịch, dùng phép phong thủy, biết vùng đất Cổ Pháp của ta có khí tượng đế vương, nên đã nhẫn tâm đào đứt sông Điềm và khuấy động 19 chỗ trấn yểm ở Phù Chẩn.
Nay ta đã chủ trì lắp lại những chỗ bị đào đứt được lành lặn như xưa. Trước khi ta mất, ta có trồng tại chùa Châu Minh một cây bông gạo.Cây bông gạo này không phải là cây bông gạo bình thường, mà là vật để trấn an và nối liền những chỗ đứt trong long mạch, mục đích để đời sau sẽ có một vị hoàng đế ra đời và vị này sẽ phò dựng chính pháp của chư Phật”.Vị hoàng đế mà ngài La Quý báo trước là Lý Công Uẩn. Lý Công Uẩn mồ côi từ nhỏ, được sư Khánh Vân đem về chùa nuôi, lớn lên Lý Công Uẩn được thiền sư Vạn Hạnh nuôi dạy và sau này lên ngôi tức vua Lý Thái Tổ, mở ra thời đại hộ pháp hưng thịnh trong lịch sử Việt Nam...

Như vậy, thuật phong thủy với khí tượng đế vương của các vùng đất đã liên quan nhiều đến lịch sử Việt Nam từ xa xưa.Đến đời Lê, có ngài Nguyễn Đức Huyên sinh tại làng Tả Ao, huyện Nghi Xuân, tỉnh Hà Tỉnh, là người lặn lội học khoa địa lý phong thủy tận nơi khai sáng của khoa này trên đất Trung Hoa và cũng là người Việt Nam đầu tiên viết sách địa lý lưu truyền đến nay.Ngài là danh nhân có tên gọi quen thuộc không những trong dân gian mà cả giới nghiên cứu nữa: Tả Ao.Tả Ao đã phân tích, nêu rõ hình các cuộc đất kim, mộc, thủy, hỏa, thổ, cũng như việc tìm long mạch ra sao. 
Xin nêu ra đây đoạn nhỏ trong sách “Tả Ao địa lý toàn thư” do Cao Trung biên dịch, đại ý nêu hai mạch:Mạch dương cơ và Mạch âm phần. Mạch dương cơ nếu nhỏ thì dùng làm nhà, nếu lớn hơn làm doanh trại, hoặc rộng và tốt có thể dùng làm thị trấn, xây kinh đô. Còn Mạch âm phần dùng chôn cất.Đại cương là vậy, về chi tiết còn có nhiều loại mạch khác, như Mạch mã tích tức mạch chạy như vết chân ngựa, lúc cạn lúc sâu; Mạch hạc tất tức mạch ở giữa nhỏ, hai đầu to ra dần, như gối của con hạc; Mạch phong yếu tức mạch nhỏ nhắn, phình ra to dần như lưng con ong;Mạch qua đằng tức mạch không chạy thẳng mà ngoằn ngoèo như các thân cây bí cây bầu, có khả năng kết được bên trái hoặc bên phải đường đi của mạch nên được xem là loại mạch quý.
Đất kết có hai loại: một loại dùng chôn xương người chết và một loại để người sống ở đều tốt.Riêng đất để người sống ở, sách Tả Ao địa lý toàn thư đã đề cập đến đất dương cơ liên quan tới lịch sử nước ta:Trừ nhà Hùng Vương được đất quá lớn ra, thì sau đó, nhà Đinh và tiền Lê trở về trước, những triều đại thịnh trị thật ngắn ngủi, không được tới ba đời, nên quốc sư Vạn Hạnh phải tìm một đại địa khác làm kinh đô.Đó là Thăng Long hay Hà Nội. Lý Công Uẩn nghe theo, dời kinh đô về Thăng Long nên nhà Lý làm vua được tám đời; và sau đó nhà Trần và hậu Lê (Lê Lợi) cũng nhờ có đại địa đó làm kinh đô, nên bền vững lâu dài hơn”.

Các bạn có thể đọc thêm các bài viết hay khác ở dưới.
Nguồn: DU TRẦN



Friday, May 5, 2017

Chạch đồng - Ký ức tuổi thơ tôi

(Thiệu Quang Quê Tôi) - Lớn lên từ quê, tuổi thơ của tôi gắn liền với làng quê, đồng quê ngập tràn nắng gió, những buổi chiều chăn bò lang thang, những ngày nghỉ học cùng bạn bè hả hê, rủ nhau đi bắt chạch đồng. Với tôi, loài cá ấy là cả một “khung trời” kỷ niệm. 
Chạch đồng - Ký ức tuổi thơ tôi
Những con chạch đồng mơn mởn
Ngày đó, làng tôi có phong trào đào ao, lấy đất làm gạch, vì vậy nhà nào cũng có một cái ao trữ nước tưới rau, nuôi cá và làm cảnh, tạo nên một hệ thống ao làng dày đặc. Những hôm mưa lớn, chạch cá trong các ao làng lại theo nước chảy ra đồng. Đó cũng là lúc lũ trẻ làng tôi đội mưa đi bắt cá, đứa có “đó” thì mang “đó” đi đặt ở các cửa ao, các con mương; đứa có “rớ” thì mang “rớ” ra cất ngay trên các ao làng. Quần đùi, nón rách tung tăng trong mưa, chỉ có thế thôi mà được bao nhiêu là cá chạch, nặng chịch các giỏ, các oi mang theo. Mỗi lần mưa lớn là gác bếp nhà nào cũng đầy ắp thức ăn. Nhà tôi có 3 cái “đó”, mỗi cái một kiểu. “Đó dựng” làm bằng nan tre thưa, để đặt ở những nơi nước chảy xiết. “Đó loa kèn” đan tre dày kịt, thường đặt nơi có cống tròn. “Đó lừ” cân đối như cái ống, để đặt ở nơi nước lặng, vì tôm cá có thể chui vào được hai đầu. Những cái “đó” này, là phương tiện kiếm thức ăn cho gia đình tôi trong những ngày mưa lũ. Cha tôi thường dặn: “Con hãy tuỳ vào vị trí, mà đặt loại “đó”nào cho phù hợp, sẽ được nhiều cá hơn”. Mỗi lần trời mưa to sau những ngày nắng hạn kéo dài, là một dịp tốt để trẻ làng đi bắt cá, đúng như câu cửa miệng của chúng tôi thời đó: “Trời mưa, trời gió, vác đó đi đăng”.
Chạch đồng - Ký ức tuổi thơ tôi
Mùa chạch đồng quê tôi
Những ngày nghỉ học, nơi nào nhiều tôm lắm cá, là chúng tôi lại kháo nhau mang khau, chậu, rổ, rá, đi tát bằng được. Ngày ấy, cái khau đan bằng tre, gắn liền cùng mấy sợi dây thừng, là phương tiện tát nước phổ biến ở nông thôn, mọi nhà thường dùng để tát nước vào ruộng và tát cá. Tôi và lũ bạn biết múc nước bằng khau từ rất sớm, vì hay theo người lớn ra đồng. Mỗi lần tát cá, sau khi bắt hết tôm cá trên mặt ao, hồ, công việc còn lại là đào chạch dưới bùn. Chạch có đặc điểm riêng là khi nước cạn, chúng thường chui xuống bùn trú ẩn. Chạch cũng như lươn, thân tròn, trơn truột, rất khó cầm nắm, bắt chạch bằng tay là một việc không mấy dễ dàng. Bắt chạch trong bùn, cũng khó không kém “bắt chạch trong chum”.
Để bắt chạch sành điệu, lũ trẻ làng tôi đứa nào cũng phải trải qua một thời tập tễnh học đòi. Người tuy bé xíu, lội trong bùn bì bõm, nhưng tay thì thoăn thoắt đào xới hết cả mặt ao. Mỗi khi chạch chạm vào tay, chúng lại giãy lên đành đạch, bắn bùn tung toé để tìm đường lẩn trốn. Chạch to, khoẻ sức chui sâu, chạch nhỏ nhanh nhẹn, dễ thoát, bắt chạch dưới bùn đỏi hỏi phải tinh mắt, nhanh tay.Tát một con mương, hay một cái ao nhỏ xíu cũng được gần “nồi hai”, “nồi năm” chạch đồng; xong việc, tất cả chia phần cho nhau đều đặn. Dù lội bùn, đào chạch rất mệt, nhưng đứa nào, đứa ấy đều vui tươi, hồ hởi vì kiếm được thức ăn cho gia đình và quan trọng hơn là được nghịch bùn thỏa thích. Hôm nào tát cá, bắt chạch là hôm đó thân thể, quần áo bê bết bùn đất, chỉ còn đôi mắt rạng ngời.
Những ngày đặt “đó” hay đi tát cá, bắt được nhiều chạch, nhà nào cũng biết nuôi tạm, để làm thịt ăn dần. Chạch được làm sạch bằng tro và trấu, sau đó mới kho, rán, nướng, om, bằm viên… tuỳ thích. Mẹ tôi thường kẹp chạch vào những thanh tre tươi, rồi nướng trên bếp than hồng, vừa lật, vừa quạt cho đến khi chạch cong queo, vàng rộm. Bữa nào nhiều chạch quá, không thể nướng được thì phải om bằng trấu. Trước khi om, chạch được đổ lên lá chuối tươi, trải trên mặt đất, úp nồi đất hay chảo rang thật kín; đổ trấu lên, châm lửa om, âm ỉ mấy tiếng đồng hồ. Om chạch không mất công, nhưng phải căn thời gian thích hợp để lấy chạch ra, nếu không thì bị cháy. Sau những buổi chiều tát cá, đi trong làng, thấy trước sân nhà nào nhóm lửa nghi ngút khói, đích thị là nhà đó đang om chạch. Chạch sau khi nướng và om, người quê tôi thường kho với tương. Phi hành mỡ thơm, thả chạch vào, đổ một ít tương pha loãng, nêm gia vị và nấu. Khi mùi thơm lan toả là món chạch đồng đã sẵn sàng cho những bữa cơm. Nhiều hôm “nổi” siêng, tôi vẫn hăng hái cùng mẹ dùng dao băm chạch làm viên. Món chạch cuốn lá lốt của làng tôi, ai đã từng ăn thì sẽ còn nhớ mãi, bởi mùi vị thơm ngon và cả sự liên tưởng đến âm thanh băm chạch đều đặn đến nao lòng.
Chạch đồng - Ký ức tuổi thơ tôi
Món chạch đồng thơm ngon
Ngày mùa, chờ cha đi cày về, hay sau những buổi học, nôn nao ngồi chờ cơm của mẹ, thì bữa ăn có món chạch đồng mẹ nấu, béo ngọt, thơm lừng, là niềm mong đợi của hầu hết lũ trẻ làng tôi. Đã qua rồi cái thời cơm độn ngô khoai, cả làng luôn khát khao chuyện “cơm no, áo ấm”, nay cuộc sống thôn quê đã có bao thay đổi, nhưng món chạch đồng thì vẫn còn như tự ngày xưa. Dù lên rừng, xuống biển với bao “sơn hào hải vị” cao sang, người quê tôi đi xa cũng đâu có dễ quên được hương vị chạch đồng thân thuộc.

Các bạn có thể đọc thêm một số bài viết hay dưới đây.