Thiệu Quang là một vùng đất thuần nông, đất nông nghiệp chuyên trồng xen canh cây lúa nước và các cây hoa màu vụ đông chuyên dụng khác như xu hào, bắp cải, ngô, khoai lang, khoai tây, sắn,… và rất nhiều cay rau màu khác chủ yếu là để đáp ứng nhu cầu đời sống của bà con nông dân là chính. Trong những năm gần đây ngoài cây trồng chính một năm hai vụ người dân xã Thiệu Quang chủ yếu là cây lúa nước thì nay xã Thiệu Quang còn làm một nghề mới đó là nghề trồng dâu nuôi tằm.
Nghề trồng dâu nuôi tằm là một nghề khá vất vả, so với nghề trồng lúa nước thì nghề trồng dâu nuôi tằm có thu nhập kinh tế hơn cho người nông dân, nhưng đa phần sản lượng nuôi trồng làm ra phụ thuộc nhiều vào thời tiết và cách thức nuôi tằm của từng hộ gia đình. Cách đây vài thập kỷ trở về trước nghề trồng dâu nuôi tằm đã phát triển mạnh ở một số tỉnh thành miền bắc và bắt đầu du nhập về xã Thiệu Quang từ năm 2001 cho đến nay. Tính đến thời điểm này nghề trông dâu nuôi tằm đã phát triển được 16 năm ở địa phương này và mang lại hiệu quả kinh tế cao so với nghề trồng lúc nước truyền thống.
Đơn vị hành chính xã Thiệu Quang được chia thành bốn đơn vị nhỏ đó là làng Châu Chướng, làng Nhân Cao, làng Chí Cường và thôn 11 Đồng Cách giáp với địa phận của xã Thiệu Giang nhưng nghề trồng dâu nuôi tằm chỉ tập trung chủ yếu ở hai làng: làng Châu Chướng và Nhân Cao. Đi dọc theo trục đường đê sông Mã (hay còn gọi là đường Cái sông Mã) từ làng Nhân Cao đến làng Châu Chướng ta sẽ thấy một dãy cây xanh đó chính là những bãi dâu xanh mướt và um tùm. Nhờ sự chăm sóc bón phân tận tình của những người nông dân nơi đây mà những cây dâu này trở nên ngày càng xanh tươi tốt lá hứa hẹn đem lại vụ nuôi tằm bội thu.
Để có thể nuôi tằm thì người dân phải tiến hành trồng dâu, công việc trông dâu lấy lá cho tằm ăn mới là một bước đầu của nghề mà căn bản là phương pháp nuôi tằm và chăm sóc tằm làm sao cho hiệu quả, để đem lại năng suất cao. Muốn nuôi được tằm thì người dân ở địa phương cần phải chuẩn bị rất nhiều công đoạn đó là làm giõng để nong tằm, sắm sửa những chiếc nong nhỏ để bắt đầu nuôi tằm khi chúng bắt đầu nở và ở lứa tuổi tằm nhỏ. Vòng đời của tằm rất ngắn, thời gian chăm sóc tằm từ lúc mới nở ra khỏi trứng đến lúc tằm kéo thành kén để xuất bán chỉ trong vòng 1 tháng hoặc ít hơn 1 tháng. Chính vì thế chỉ sau một đợt nuôi tằm ngắn trong một tháng thì người dân đã có thể có thêm thu nhập và sẽ tiếp tục nuôi tằm ở lứa mới.
Tằm là một loại động vật côn trùng họ hàng của loài sâu bướm thiên nhiên, tằm được chia làm hai loài đó là loài tằm trắng và loài tằm vàng. Tằm trắng thường được người dân nuôi vào đầu năm và cuối năm, còn tằm vàng thì được người dân nuôi vào khoảng giữa năm trở đi. Nhưng nếu so về giá thành tiền kén của hai loài tằm này thì tằm trắng có giá thành kén cao hơn loài tằm vàng, tằm trắng thường giá kén dao động từ 70-90 nghìn đồng/1kg, còn tằm vàng thì chỉ ở mức 60-70 nghìn đồng/1kg. Ngoài ra tằm có một số công dụng khác như có thể ngâm rượu thuốc và có thể ăn tằm như một món ăn khoái khẩu của nhiều người. Bởi vậy tằm có giá trị kinh tế rất cao và có nhiều ứng dụng trong cuộc sống cũng như làm thuốc.
Tằm không phải là loài dễ nuôi, và sinh trưởng trong 4 giai đoạn(người dân địa phương gọi là 4 lứa tuổi), tuổi 1 là lúc bắt đầu tằm mới nở ra khỏi trứng, tuổi 2 là lúc tằm sau một đợt lột xác đầu tiên(hay còn gọi là ngủ lần đầu tiền), tuổi 3 là lúc tằm lột xác trong lần thứ hai, và tuổi 4 là lứa tuổi cuối cùng lần lột xác lần thứ 3. Nhưng không dùng lại ở đó để nuôi đến lúc tằm ăn rộ thì tằm phải lột xác tiếp lần thứ 4 để tằm bắt đầu ăn lá rộ,(tằm ăn nhiều và liên tục trong nhiều ngày). Để nuôi được tằm có thể sinh trưởng và phát triển tốt thì cần phải nuôi tằm trong môi trường sạch sẽ, thoáng mát vào mùa hè và ấm áp vào mùa đông. Bên cạnh đó nếu vào mùa hè thời tiết quá nóng thì trong quá trình nuôi tằm người dân nuôi tằm phải bật quạt liên tục cho tằm từ tuổi 4 đến hết thời kỳ ăn rộ. Nếu mùa đông thời tiết quá lạnh thì người nuôi tằm phải phủ ấm cho tằm để đảm bảo sức khỏe cho tằm sinh trưởng và phát triên tốt. Mặt khác trong qua trình chăn nuôi tằm khâu chế biến lá cũng là một phần quan trọng của việc quyết định đến năng suất của lứa tằm đó. Lá được chế biến sơ qua bao gồm các công đoạn sau:đầu tiên sau khi người dân hái lá dâu về thì khi mang về nhà họ phải bỏ dâu ra ngoài sàn nhà để một thời gian ngắn để lá dâu không bị nóng sau thời gian ấp ủ trong bì, nếu lá dâu bị mưa ướt thì họ phải phơi hong khô mới được cho tằm ăn lá dâu đó. Lá dâu không được có những lá vàng, lá úa hay là không đảm bảo chất lượng mà lá dâu cho tằm ăn là lá phải đảm bảo độ xanh tươi, và độ giòn của lá dâu vừa phải. Có như vậy khi tằm ăn những lá dâu đó, tằm mới khỏe mạnh và có điều kiện sinh trưởng và phát triển tốt.
Nói đến Nghề trồng dâu nuôi tằm của xã Thiêu Quang là phải nói những hình ảnh thân thiện của người dân xã Thiệu Quang, những con người thân thiện và chất phát đậm chất miền quê. Chúng tôi đã có dịp được theo bước chân một người dân của địa phương trong xã Thiệu Quang đi hái dâu, tôi có lưu lại một vài bức ảnh đẹp về người nông dân chất phát vùng quê này. Người chúng tôi muốn kể đó là bác là Vũ Thị Minh thôn 2, làng Châu Chướng, xã Thiệu Quang. Sau khi được trò truyện và tâm sự cùng với bác, bác rất vui vẻ và ân cần chia sẻ lại với chúng tôi về cuộc sống hiện tại của bác và của dân địa phương làng Châu Chướng. Bác có kể lại cho tôi nghe nhiều điều về người dân ở nơi đây, nhiều nghành nghề ở Làng Châu đã và đang phát triển, đặc biệt là về nghề lúa nước truyền thống ở quê nơi bác sinh sống. Gia đình bác là một trong những gia đình có hoàn cảnh khó khăn của xã Thiệu Quang, trong những năm vừa qua được sự ưu tiên các cấp Ủy Đảng chính quyền xã Thiệu Quang, cán bộ và nhân dân xã Thiệu Quang đã đồng cảm với hoàn cảnh gia đình của bác và ủng hộ đưa gia đình nhà bác vào diện chính sách hộ nghèo của xã. Chính điều này đã cho bác có thêm động lực để vượt lên trên hoàn cảnh và số phận của mình tiếp tục sản xuất nuôi gia đình của mình. Bác là người sống thân thiện, hòa nhã với bà láng giếng trong thôn, nhất là trong các phong trào sinh hoạt của địa phương bác cũng là thành viên tích cực tham gia và hoạt động tốt các phong trào mà địa phương đã kêu gọi. Đây mới là hình ảnh thân thương và đáng trân trọng của người dân xã Thiệu Quang và hi vọng rằng trong những năm tới chúng tôi sau khi gặp lại gia đình bác, gia đình bác sẽ ổn định kinh tế hơn và sẽ càng gặp nhiều niềm vui trong nụ cười của Bác.
Kết thúc cuộc nói chuyện với bác Minh tôi cảm thấy mình thật sự cảm thông với hoàn cảnh gia đình của người dân nơi đây, thấy được những vất vả, nhọc nhằn và những hình ảnh đẹp hiền hậu, chất phát của người dân nơi này. Dù trong cuộc sống của họ có gặp nhiều khó khăn và vất vả nhưng họ vẫn vui tươi, phấn khởi vẫn sẽ tiếp tục lao động sản xuất để trang trãi cuộc sống của gia đình và hi vọng sẽ một ngày gần nhất họ sẽ vượt qua được sự khó khăn đó có được cuộc sống ấm no và hạnh phúc hơn.
Các bạn có thể đọc thêm một số bài viết hay khắc ở phía dưới.
Các bạn có thể đọc thêm một số bài viết hay khắc ở phía dưới.
- Chạch đồng - Ký ức tuổi thơ tôi.
- Chùa Giáng - đất Phật linh thiêng.
- Những sự thật kinh hoàng về Đình, Chùa, Miếu của xã Thiệu Quang.
- Lịch sử địa danh của xã Thiệu Quang từ đầu thế kỷ XIX đến nay.
- Tốp những quán CAFE uống phục vụ tốt nhất xã Thiệu Quang.
- Cô và trò trường Mầm non xã Thiệu Quang trong hội thi Bé khỏe mầm non.
- Chiến sĩ Trần Văn Hùng nhặt được hơn 8 triệu đống trả người bị mất
bạn viết khá chi tiêt, nhưng nghề này có năm 2001 mà bạn
ReplyDeleteCảm ơn bạn vì lời góp ý nhé, mình cũng chỉ tham khảo qua chứ cũng không chắc chắn, Vậy để mình sửa lại cho phù hợp.
Delete